Những kiêng kỵ khi sắp xếp bàn thờ gia tiên ngày Tết bạn nên tránh

Bàn thờ gia tiên - nơi thờ cúng, tưởng nhớ ông bà tổ tiên là nơi trang nghiêm và tôn kính nhất trong mỗi gia đình Việt những ngày Tết đến xuân về. Nhưng có những điều kiêng kỵ khi sắp xếp bàn thờ không phải ai cũng biết.

nhung-kieng-ky-khi-sap-xep-ban-tho-gia-tien-ngay-tet-ban-nen-tranh

Xin phép tổ tiên trước khi lau dọn bàn thờ

Theo tín ngưỡng dân gian lâu đời của người Việt, trước khi lau dọn bàn thờ, nhất là vào dịp Tết, người xưa thường tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề. Sau đó chuẩn bị một đĩa hoa quả, đứng trước bàn thờ gia tiên thắp một nén hương xin phép việc bắt đầu thực hiện công việc lau dọn bàn thờ. Khấn xong, cần phải chờ nén hương này cháy hết thì mới được tiến hành lau dọn. Điều này được lý giải là để thể hiện sự tôn kính với tổ tiên. 

nhung-kieng-ky-khi-sap-xep-ban-tho-gia-tien-ngay-tet-ban-nen-tranh

Ảnh: Soha

Kiêng làm đổ hoặc làm vỡ đồ thờ cúng

Nhiều gia đình, tùy theo sở thích và nhu cầu khác nhau nên sẽ bài trí các vật dụng trên bàn thờ theo phong cách, mật độ dày hay thưa. Không chỉ vào dịp Tết, mỗi khi lau dọn bàn thờ, dù các vật phẩm thờ cúng nhiều hay ít, người xưa đều hết sức cẩn thận, tránh và kiêng làm rơi hoặc làm vỡ đồ thờ cúng.

Đặc biệt, trong dịp năm mới, việc đánh rơi, làm vỡ đồ thờ cúng được ông bà xưa xem là đại kị. Bởi lẽ đồ thờ cúng trên bàn thờ luôn được coi là những vật phẩm linh thiêng trong nhà, vừa thể hiện sự tôn kính đồng thời cũng giúp con cháu đời sau tỏ rõ tấm lòng dành cho tổ tiên, ông bà và người thân đã khuất trong họ hàng. Tránh đổ vỡ tức là mong mỏi sẽ đem lại may mắn và tốt lành trong khi lau dọn.

Hạn chế hoặc tốt nhất là không di chuyển bát hương

Theo quan niệm dân gian, không nên tùy tiện di chuyển, đặc biệt là dịch chuyển bát hương sang vị trí khác được cho là điều tối kị không nên làm. Khi lau dọn bàn thờ, người xưa khuyên là nên chọn khăn mới, chổi mới, hoặc chổi quét chuyên dùng để lau. Nước dùng để lau dọn phải là nước sạch.

Khi lau bàn thờ cũng cần có trình tự, người xưa thường lau từ trên cao rồi mới xuống đến thấp. Lau bài vị tổ tiên trước rồi sau đó chuyển sang lau bát hương. Dùng khăn mềm lau các bức tượng để tránh tượng bị xước hay phai màu sơn. Điều này được cho thể hiện sự tôn nghiêm, có trước có sau, tôn kính các bậc trưởng lão.

Người xưa còn cho rằng chỉ nên tỉa các chân hương và chỉ nên để lại 3 chiếc. Việc để quá nhiều chân hương khiến bàn thờ nhanh bụi, điều này sẽ không tốt cho gia chủ. Chân hương tỉa ra thường đốt đi chứ không nên vứt lung tung. Khi bàn thờ đã sạch bụi thì gia chủ mới tiến hành thay nước. Sau khi lau dọn xong, thắp 3 nén hương như là mời tổ tiên ông bà về ăn Tết.

nhung-kieng-ky-khi-sap-xep-ban-tho-gia-tien-ngay-tet-ban-nen-tranh

Ảnh: Vinhomes 

Bài vị tổ tiên không được cao hơn tượng Thần, Phật

Khi đặt bàn thờ gia tiên, người không để bài vị tổ tiên đặt cao hơn tượng Thần, Phật.

Không được để đồ phía dưới bàn thờ

Ngoài việc lau dọn phía trên, người xưa cũng luôn giữ sạch sẽ khu vực phía dưới bàn thờ, đồ đạc tuyệt đối không nên chất đống ở không gian này.

Cách đặt bát hương

Đặt bát hương cũng là điều mỗi gia đình cần hết sức chú ý. Phong tục của người xưa cho rằng trong mỗi nhà chỉ nên đặt từ 2 đến 3 bát hương. Trong đó có một bát hương thờ ngũ vị thần tài để ở vị trí cao nhất. Một bát hương thờ gia tiên, tổ phụ, các bậc bề trên và một bát thờ huynh đệ, tỷ muội, con cháu.

nhung-kieng-ky-khi-sap-xep-ban-tho-gia-tien-ngay-tet-ban-nen-tranh

Ảnh: Baomoi

Ngoài ra còn một số điều người xưa luôn tránh khi sắp đặt bàn thờ:

- Không đặt bàn thờ sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.

- Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.

- Không đặt bàn thờ trên nóc tủ.

- Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.

- Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau.

- Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà. Thay vào đó, bàn thờ Phật có thể đặt ở trung tâm nhà.

- Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.

- Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.

- Bàn thờ phải luôn sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Tượng thần thánh hoặc vật thể thiêng liêng phải đặt trên bàn kệ cao. Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương.

Tất nhiên những thông tin như trên chỉ mang tính chất tham khảo, nhưng thờ cúng tổ tiên là một truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam. Truyền thống ấy vừa mang tính nhân văn vừa thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của cháu con đối với các thế hệ tiền nhân. Năm mới sắp về, việc thu dọn lại ban thờ gia tiên đồng thời chỉnh sửa lại theo đúng phong thủy cũng là điều cần thiết, bạn nhỉ!

Theo Bestie