Những dấu hiệu điển hình cảnh báo bạn bị gan nhiễm mỡ, cần điều chỉnh ngay chế độ ăn

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất với bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Cần có chế độ ăn uống riêng khi bác sĩ kết luận bạn mắc bệnh.

Gan đảm nhận thực hiện khoảng 500 chức năng quan trọng. Trong đó có 3 chức năng đáng chú ý nhất, đó là: tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn; thanh lọc độc tố cho máu đi nuôi cơ thể; dự trữ glucose để tạo năng lượng khi cần thiết.

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ trong gan vượt quá 5–10% trọng lượng gan. Bệnh sẽ làm suy giảm chức năng thanh lọc độc tố ra ngoài cơ thể của gan.

Dấu hiệu ban đầu cảnh báo bạn bị gan nhiễm mỡ

nhung-dau-hieu-dien-hinh-canh-bao-ban-bi-gan-nhiem-mo-can-dieu-chinh-ngay-che-do-an

Ảnh minh họa

Luôn cảm thấy mệt mỏi

Bệnh gan nhiễm mỡ không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào ngoại trừ xét nghiệm máu hoặc sinh thiết gan. Tuy nhiên, một khi nó biến chứng thành xơ gan, bạn có thể gặp các triệu chứng thường gặp như mệt mỏi và yếu sức. Vì xơ gan là bệnh khó điều trị và có thể dẫn đến ung thư gan nên điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn phát hiện các triệu chứng gan nhiễm mỡ này.

Tăng cân bất thường

Những người thừa cân có nguy cơ gia tăng bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn bình thường. Các chuyên gia cảnh báo rằng chất béo nội tạng có mối quan hệ mật thiết với triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ. Khi phát hiện cân nặng bạn đang tăng lên một cách bất thường thì hãy xét nghiệm xem có phải đang có lượng chất béo tích trữ ở gan hay không.

Thường cảm thấy đói

Một dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh nhân có gan nhiễm mỡ là luôn cảm thấy đói và thường thèm những món ăn ngọt, chứa nhiều đường. Tuy nhiên, thói quen ăn uống không lành mạnh này chỉ làm lượng chất béo tích tụ trong gan ngày càng cao. Và nếu bạn tiêu thụ thực phẩm giàu carbohydrate, nhiều calo trong thời gian dài thì sẽ mang lại nhiều hậu quả tiêu cực cho tình trạng bệnh của gan. Hãy ghi lại và quan tâm đến thành phần dinh dưỡng có trong những bữa ăn hàng ngày và theo dõi lượng đường, chất béo thường xuyên để có cách chữa trị kịp thời.

Gia đình từng có người mắc bệnh

Một nghiên cứu ở 25 gia đình có tiền sử xơ gan đã phát hiện ra rằng, nguy cơ di truyền của căn bệnh gan nhiễm mỡ cao gấp 13 lần nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh này. Nếu trong gia đình bạn có cha, mẹ hoặc ông bà đã từng mắc phải căn bệnh này thì hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện những dấu hiệu di truyền bệnh kịp thời.

nhung-dau-hieu-dien-hinh-canh-bao-ban-bi-gan-nhiem-mo-can-dieu-chinh-ngay-che-do-an
 

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để có lá gan khỏe mạnh

Nếu một ngày bác sĩ kết luận bạn bị gan nhiễm mỡ thì hãy lên kế hoạch ăn uống thật hợp lý để cứu lấy bộ phận vô cùng quan trọng này. Gan nhiễm mỡ không phải bệnh ác tính nhưng nếu để lâu ngày có thể gây ung thư gan.

Đối với bệnh gan do rượu, bệnh do không đủ dinh dưỡng và bệnh thiếu protein dẫn đến gan nhiễm mỡ thì nên bổ sung lượng protein. Tóm lại, phải dựa vào tình hình bệnh và nguyên nhân gây bệnh, nếu nhiễm mỡ nhẹ chỉ cần thực hiện tiết chế, trường hợp nhiễm mỡ nặng phải kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc là 3 yếu tố quan trọng để có được lá gan khỏe mạnh. Tránh thái quá trong việc sử dụng những thực phẩm ảnh hưởng đến gan như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, ngũ cốc tinh chế...

Ngoài ra, uống một ly nước chanh mỗi ngày có thể giúp thanh thải độc tố và giúp cho gan phải làm việc ít hơn. Ăn nhiều rau tươi có màu xanh đậm như rau bina, bắp cải xanh, rau ngót. Và ăn các loại quả như: quả óc chó, quả bơ, quả mọng... và uống nhiều nước đều rất có lợi cho gan.

Theo GiaDinh