Những câu chuyện bí ẩn về mộng du và lý giải từ khoa học

Tự nhiên đi lại và hành động cho dù đang trong trạng thái ngủ, hay còn gọi là mộng du tuy là một căn bệnh, nhưng ẩn sâu trong đó là nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp.

Mộng du là một dạng bệnh rối loạn giấc ngủ, người mắc mộng du sẽ có những hành động đi lại hay thực hiện một số hành vi khi đang ngủ trong vô thức và thậm chí không nhớ gì vào ngày hôm sau. Cùng tìm hiểu những câu chuyện kì lạ và có phần rùng rợn về mộng du và bí ẩn đằng sau căn bệnh này qua bài viết dưới đây:

Những câu chuyện bí ẩn về mộng du

nhung-cau-chuyen-bi-an-ve-mong-du-va-ly-giai-tu-khoa-hoc

Ẩn sâu trong chứng bệnh mộng du là nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp.

Tờ Daily Mail đưa tin, vào rạng sáng thứ bảy 25/7/2005 ở Battersea, phía Đông Nam thủ đô London, Anh, một người hoảng hốt phát hiện một bóng người nằm cuộn tròn trên chiếc dầm cầu trục cao chót vót, cách mặt đất 40m. Ngay lập tức, lực lượng cứu hộ có mặt và cố gắng đưa cô xuống đất một cách tự nhiên và an toàn nhất.

Được biết, đây là một cô bé 15 tuổi bị mộng du, sau khi tiếp cận cô bé, họ đã để em thức dậy tự nhiên và đưa xuống đất an toàn.

Một câu chuyện khác xảy ra vào năm 2009, một nữ sinh 18 tuổi người Anh tên là Rachel Ward đã rơi tự do từ cửa sổ tầng 2 xuống đất do mộng du. Cô bỗng nhiên thức dậy, đứng trên bậc cửa sổ và bước xuống thảm cỏ sau nhà và hoảng hốt kêu cứu. Tuy nhiên, kì lạ ở chỗ khi được bố mẹ đưa tới bệnh viện, Rachel không hề gặp một chấn thương gì, chỉ ngủ tiếp và hôm sau ra viện, ký ức về sự việc đêm qua được xóa sạch sẽ.

nhung-cau-chuyen-bi-an-ve-mong-du-va-ly-giai-tu-khoa-hoc

Cô gái Rachel Ward đã rơi tự do từ cửa sổ tầng 2 xuống đất do mộng du

Nhưng câu chuyện đáng sợ nhất có lẽ thuộc về thám tử lừng danh nước Pháp thế kỉ 19 Robert Ledru. Một lần, ông tham gia điều tra vào một vụ giết người bí ẩn liên quan đến nạn nhân Andre Monet bị bắn chết ở bãi biển ở Le Havre. Đây là một vụ án gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều tra do hung thủ chỉ để lại hiện trường một viên đạn và dấu chân kì lạ.

Đáng nói, dấu chân kẻ sát nhân bị thiếu ngón cái, và trùng hợp thay chính vị thám tử này cũng có đôi chân mất ngón cái. Đáng sợ hơn, Ledru nhận ra viên đạn tại hiện trường giống hệt loại của ông hay dùng. Nạn nhân bị bắn chết bên bờ biển, và ngài thám tử này đã thức dậy buổi sáng hôm đó với đôi tất trên chân ướt nước...

Dù rất bàng hoàng, nhưng ngài thám tử nổi tiếng khẳng định được bản thân chính là hung thủ và đầu thú với cảnh sát, Ledru tự nhận ông mắc chứng mộng du sau khi mắc bệnh giang mai lúc còn trẻ. Ban đầu, họ không thể tin được chính Robert Ledru là hung thủ nên phía cảnh sát đã thử nhốt ông trong căn phòng có một khẩu súng vào ban đêm. Kết quả là họ đã chính mắt thấy Ledru cầm súng và tìm cách thoát ra ngoài. Sau đó thám tử lừng danh bị kết tội giết người. Do bị tình trạng mộng du chi phối, ông không phải lãnh án nhưng được đưa về một trang trại ở vùng quê xa, tránh gây ảnh hưởng tới người khác.

Căn bệnh mộng du dưới góc nhìn y học

Tiến sĩ Irshaad Ebrahim, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ của Anh (LSC) đã nghiên cứu hiện tượng "vừa đi vừa ngủ" và cho biết, 10% dân số ở độ tuổi thanh thiếu niên mắc phải chứng bệnh này. Mộng du có nhiều cấp độ, có thể xảy ra khi người bệnh nằm mơ hay thậm trí không mơ, họ chỉ đơn thuần hành động những điều vô thức như lái xe, vẽ tranh, nấu ăn, thậm chí cả làm tình với người lạ hay giết người... nhưng hoàn toàn không nhớ ra ngay sau khi thức dậy.

Theo nhiều nghiên cứu từ trước tới nay, ở người trưởng thành, tỉ lệ mắc chứng mộng du lên tới 30%. Như vậy có thể kết luận, đây là một tình trạng rối loạn giấc ngủ khá dễ gặp, giống như chứng mất ngủ hoặc nói mơ. Khi ngủ, não của con người rơi vào nhiều chu kì khác nhau, khi những bộ phận nghỉ ngơi mà chân tay vẫn hoạt động vô thức, chắc chắn sẽ gây ra nhiều tai nạn cho cả người bệnh lẫn những người xung quanh.

nhung-cau-chuyen-bi-an-ve-mong-du-va-ly-giai-tu-khoa-hoc

Mộng là một tình trạng rối loạn giấc ngủ dễ gặp ở lứa tuổi thiếu niên

Mộng du thường rơi vào cuối giai đoạn giấc ngủ NREM (Non Rapid Eye Movement), nói cách khác, khi đó ta đang trong trạng thái "nửa tỉnh nửa mê". Khi đó, sóng Delta, một loại sóng não hoạt động mạnh nhất và biên độ bất thường, điều này làm con người vẫn trong trạng thái ngủ khi vận động thể chất. Tuy nhiên, lí do sóng Delta hoạt động rối loạn và tăng cao hiện vẫn chưa được giải đáp chi tiết. Các nhà khoa học suy đoán rằng, sự phát triển không đầy đủ thời thơ ấu, đặc biệt là hệ thần kinh có thể là nguyên nhân dẫn tới trạng thái mộng du bí ẩn này.

Chuyên gia thần kinh học Antonio Oliviero, ở Bệnh viện Quốc gia Paraplegics, Toledo, Tây Ban Nha, đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu về mộng du chia sẻ, nếu trẻ có sự rối loạn chất dẫn truyền thần kinh GABA (acid gamma-aminobutyric), hoặc cha mẹ từng mắc chứng mộng du, thì khả năng con cái mắc chứng bệnh này lên tới 45-60%.

Không chỉ có thế, nếu mắc chứng trầm cảm, tỉ lệ bệnh nhân mắc chứng bệnh mộng du cao gấp 3 lần người khỏe mạnh, nếu mắc hội chứng Tourette syndromewho (rối loạn thuộc hệ thần kinh thường khởi phát) có khả năng bị mộng du cao tới 4 - 6 lần so với nhóm người không mắc các chứng bệnh này.

Mộng du hiện nay vẫn là một chứng bệnh mang nhiều bí ẩn và chưa có thuốc điều trị hoàn toàn, tuy nhiên, hãy tập cho mình một thói quen sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực và tránh các chất kích thích để không chỉ bảo vệ giấc ngủ của bạn mà còn cả sức khỏe cho cơ thể chính mình.

Theo VietNamNet