Những cấm kị khi phóng sinh cá chép tiễn ông Táo về trời mà bạn không thể bỏ qua kẻo mất hết tài lộc

Mặc dù không có quy chuẩn về phóng sinh, nhưng các nhà sư đều cho rằng, phóng sinh là khơi lòng hiếu sinh, thương yêu của con người, bởi vậy có những điều bạn nên tránh.

Theo quan niệm dân gian, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian bao gồm cả việc tốt, việc xấu và những gì chưa làm được. Thiên đình sẽ từ báo cáo đó của Táo quân mà đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.

Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời luôn được tiến hành trọng thể. Các gia đình chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp từ rất nhiều ngày trước, để đảm bảo không một sai sót nào xảy ra.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng nắm được những phong tục cúng lễ truyền thống đặc biệt là lễ phóng sinh cá chép. Dưới đây là một số sai lầm trong việc phóng sinh mà nhiều gia đình có thể chưa biết:

Thả cá chép từ trên cao

Trong ngày 23 tháng Chạp, cá chép tượng trưng cho thần linh. Sau khi cúng lễ và thả cá chép, các gia đình không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước vì như vậy cá có nguy cơ sẽ chết. Bạn nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ.

nhung-cam-ki-khi-phong-sinh-ca-chep-tien-ong-tao-ve-troi-ma-ban-khong-the-bo-qua-keo-mat-het-tai-loc

Phóng sinh sau giờ Ngọ

Cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) để Táo quân kịp lên thiên đình. Đồng thời, khi thả cá chép phải thả từ từ, nhẹ nhàng xuống ở nhiều nơi, không tập trung một chỗ, để tránh những va chạm mạnh có thể làm cá chết; không nên cầm cả xô đổ cá; không nên để cá nguyên trong túi nilon rồi ném xuống nước…

nhung-cam-ki-khi-phong-sinh-ca-chep-tien-ong-tao-ve-troi-ma-ban-khong-the-bo-qua-keo-mat-het-tai-loc

Phóng sinh cá ở giếng

Không nên phóng sinh cá ở giếng, các vùng nước đọng và những nơi nguồn nước bị ô nhiễm vì cá sẽ ít có cơ hội sống sót. Cũng cần chọn nơi ít người câu cá để tránh việc cá vừa thả ra đã bị đánh bắt.

nhung-cam-ki-khi-phong-sinh-ca-chep-tien-ong-tao-ve-troi-ma-ban-khong-the-bo-qua-keo-mat-het-tai-loc

Rán cá chép

Nhiều gia đình thường chủ quan và nghĩ rằng việc phóng sinh cá là không cần thiết nên bắt cá chép rán lên để cúng Táo quân mà không biết rằng, đây chính là một trong những điều đại kị khi cúng ông Công ông Táo mà các gia đình tuyệt đối không nên làm.

Tục thả cá chép chầu trời là phong tục truyền thống, trở thành nét đẹp trong văn hóa người Việt. Vì vậy, mỗi người dân hãy tự ý thức bản thân góp phần hoàn thiện, tô đẹp hơn cho văn hóa dân tộc. Phong tục đẹp thực sự cần hành vi đẹp.

Theo GiaDinh