Những cách xử lí kịp thời khi bé bị bỏng mà ba mẹ cần biết

Khi trẻ bị bỏng, nếu không có biện pháp sơ cứu kịp thời, làn da non nớt của bé sẽ bị tổn thương nặng. Vì thế, cha mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản để phòng tránh và điều trị cho bé khi cần kíp.

nhung-cach-xu-li-kip-thoi-khi-be-bi-bong-ma-ba-me-can-biet

Trong cuộc sống thường ngày, với bản tính hiếu động, trẻ rất dễ gặp các tai nạn như té ngã, hóc vật cứng và đặc biệt là bị bỏng. Nếu cha mẹ không cẩn thận, trẻ có thể vô tình với tay gạt vào tô canh nóng, bình thủy nước sôi hoặc cho tay vào ấm đun siêu tốc... Theo số liệu thống kê của Viện bỏng Quốc gia thì cứ trong 100 nạn nhân bỏng có từ 40 đến 65 là trẻ em. Trong 100 trẻ em bị bỏng thì có từ 50 đến 60 là nằm trong độ tuổi từ 1 đến 3.

Những tác nhân gây bỏng ở trẻ chủ yếu là do bỏng nước sôi (phích nước nóng, ấm nước nóng, nồi cơm điện), bỏng do thức ăn (canh nóng, cháo nóng) và phần còn lại là bỏng do lửa, hóa chất và điện.

Trường hợp mới xảy ra gần đây là bé N.T.P 2 tuổi (Hà Nội) bị bỏng ở bàn tay và các kẽ ngón tay. Bà nội của bé cho biết trong lúc trông cháu, bà pha bát mì tôm. Khi chưa kịp ăn thì chạy ra ngoài nghe điện thoại. Bé P ở trong đã với tay vào bát mì gây bỏng nặng. Thấy cháu bị bỏng, bà nội của bé lấy vội kem đánh răng để bôi vào rồi mới gọi cho bố mẹ cháu về đưa cháu đi viện cấp cứu.

Chỉ vì bát mì tôm mà toàn bộ tay bên phải của cháu bị bỏng nặng cộng thêm sơ cứu sai cách bằng cách bôi kem đánh răng và lòng trắng trứng khiến tay bé bị nhiễm trùng, bác sĩ phải phẫu thuật ghép da cho bé.

nhung-cach-xu-li-kip-thoi-khi-be-bi-bong-ma-ba-me-can-biet

Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết bỏng là một trong những tai nạn thường gặp khi trẻ tập đi. Bé có thể đưa tay với lấy các đồ dùng trong bếp, bình thủy nước sôi, đồ dùng pha sữa. Bất cứ thời điểm nào, trẻ cũng có nguy cơ bỏng nước sôi nếu cha mẹ không chú ý. Lúc này cha mẹ tuyệt đối không sử dụng các phương pháp dân gian trị bỏng cho trẻ như: thoa kem đánh răng, nước mắm... vì có thể bị nhiễm trùng và làm vết thương nặng hơn.“Nhiều người vẫn thường sử dụng mỡ trăn có sẵn để bôi lên vết bỏng. Việc làm này cũng không cần thiết. Không gì công hiệu bằng nước lạnh xối trực tiếp lên vết bỏng của bé”.

Khi trẻ bị bỏng cha mẹ không nên quá sợ hãi mà cần thật bình tĩnh sơ cứu cho trẻ trước sau đó đưa trẻ đến trạm y tế gần nhất. Dưới đây, là kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị bỏng mà bố mẹ nên biết.

1. Phân biệt những loại bỏng

- Bỏng khô: Những nguyên nhân dẫn đến bỏng khô là do lửa, bô xe máy và các tia lửa điện gây ra.

- Bỏng nước: Là những vết bỏng do bỏng nước sôi, dầu mỡ, hơi nước và thức ăn nóng gây ra.

2. Các cấp độ bỏng 

Cha mẹ nên thật cẩn thận khi phân biệt cấp độ bỏng của con để có thể lựa chọn được phương án sơ cứu phù hợp và an toàn nhất.

- Bỏng độ 1: 

Trong trường hợp tác nhân gây bỏng còn chưa quá lớn hoặc thời gian trẻ tiếp xúc với chúng không nhiều thì tình trạng bỏng của bé lúc này có thể chỉ ở mức độ nhẹ mà thôi. Để có thể nhận biết được điều đó thì mẹ chỉ cần quan sát vết bỏng của con sao cho chúng chỉ bị chuyển sang màu đỏ và đau rát chứ chưa có biểu hiện nào khác. Nếu được sơ cứu đúng cách thì vết bỏng này sẽ dần được hồi phục trong vòng vài ngày mà không để lại tí sẹo nào đâu. Tuy nhiên, cha mẹ cũng đừng vì vậy mà không sơ cứu kịp thời cho con khiến trẻ càng lúc càng bị đau thêm đấy.   

nhung-cach-xu-li-kip-thoi-khi-be-bi-bong-ma-ba-me-can-biet

- Bỏng độ 2:

Nếu thấy vết thương của trẻ bỗng xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng chứa nước bên trong thì tức là con đã ở mức độ bỏng thứ 2 rồi. Khi đó thời gian tiếp xúc với các tác nhân gây bỏng của trẻ đã nhiều hơn so với ở mức độ 1. Tuy nhiên cũng đừng vì thế mà cha mẹ hốt hoảng rồi lại dẫn đến nhầm lẫn trong việc sơ cứu nhé. Bởi lẽ nếu biết sơ cứu kịp thời và đúng hướng thì vết bỏng sẽ không bị nhiễm trùng và dễ dàng phục hồi hơn đấy.

nhung-cach-xu-li-kip-thoi-khi-be-bi-bong-ma-ba-me-can-biet

-  Bỏng độ 3:

Nặng hơn so với 2 mức độ trước là tình trạng các vết bỏng của trẻ bỗng trở nên đỏ sâu và kèm theo những mụn nước li ti xung quanh. Khi đó, các vết thương do bỏng gây ra có thể đã gây tổn thương đến các mô dưới da như cơ bắp, dây chằng,... rất nguy hiểm nên cần phải được sơ cứu một cách nhanh chóng nhất.

Những cách xử lí kịp thời khi bé bị bỏng mà ba mẹ cần khắc cốt ghi tâm

-  Bỏng độ 4:

Mức độ 4 chỉ xảy ra khi trẻ tiếp xúc quá lâu với tác nhân gây bỏng làm cho tình trạng vết thương ngày càng nặng hơn gây tổn thương nghiêm trọng đến các mô sâu dưới da. Bên cạnh đó, trẻ còn rất dễ có những biến chứng như: bị choáng, nhiễm trùng máu và  suy nhược toàn thân nếu không được sơ cứu kịp thời. Đây là mức độ bỏng lớn nặng nhất nên mẹ cần phải nhanh chóng sơ cứu cho trẻ để tránh trường hợp đáng tiếc sau này.

nhung-cach-xu-li-kip-thoi-khi-be-bi-bong-ma-ba-me-can-biet

3. Sơ cứu 

Nếu như cha mẹ đã nhận biết được cấp độ bỏng của con thì phải nhanh chóng tiến hành sơ cứu một cách kịp thời và an toàn nhất cho bé. Đồng thời, mọi cha mẹ đều phải tuân theo những quy tắc và trình tự sơ cứu một cách thật cẩn thận để vết thương nhanh chóng được xử lý.  

Đối với mức độ 1,2 : Do lúc này vết bỏng vẫn còn nhẹ nên cha mẹ có thể làm theo những cách sơ cứu dưới đây.

- Bước 1: Trước tiên, để làm dịu vết bỏng của con thì mẹ nên để bé ngâm chỗ đó vào nước mát trong khoảng 15 phút. Tuy nhiên, mẹ không nên để bé ngâm quá lâu khiến vết thương "đau vẫn hoàn đau" đấy. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thật chú ý đến nhiệt độ nước để không bị lạnh quá nhé..

nhung-cach-xu-li-kip-thoi-khi-be-bi-bong-ma-ba-me-can-biet

- Bước 2: Sau khi đã ngâm nước thì mẹ nên bọc một ít đá vào một miếng vải mỏng và chườm nhẹ lên vết bỏng của con. Khi đó, vết thương không chỉ được vô trùng cẩn thận mà còn giúp làm dịu đi cơn đau của bé một cách hiệu quả đấy. Sau đó, mẹ nên lau thật khô tay cho bé và quấn băng cho con thật cẩn thận nhé.

nhung-cach-xu-li-kip-thoi-khi-be-bi-bong-ma-ba-me-can-biet

- Bước 3: Nếu như những cơn đau của bé vẫn chưa chịu dứt hẳn thì mẹ nên cho bé uống các loại thuốc giảm đau theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa. Mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho bé uống thuốc linh tinh nếu không muốn cơ thể con bị ảnh hưởng của chúng nhé.

nhung-cach-xu-li-kip-thoi-khi-be-bi-bong-ma-ba-me-can-biet

Đối với mức độ 3,4: Khi tình trạng bỏng của trẻ đã đạt đến cấp độ 3,4 thì có nghĩa là chúng đang mức đáng báo động đấy. Chính vì thế mà mẹ cần phải có những cách sơ cứu kịp thời và nhanh chóng hơn đấy. 

- Bước 1: Lúc này bé đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng nên ngay khi phát hiện thì mẹ nên gọi ngay xe cấp cứu của bệnh viện để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra nhé. 

nhung-cach-xu-li-kip-thoi-khi-be-bi-bong-ma-ba-me-can-biet

- Bước 2: Khi bị bỏng nặng, cơ thể trẻ sẽ dần bị háo nước nhanh chóng dẫn đến lượng nước trong cơ thể bị giảm xuống trầm trọng. Chính vì vậy mà mẹ nên bổ sung nước khoáng cho con một cách kịp thời nhất nhé. 

nhung-cach-xu-li-kip-thoi-khi-be-bi-bong-ma-ba-me-can-biet

- Bước 3: Ở cấp độ 3,4, trẻ sẽ phải hứng chịu những cơn đau đớn mạnh nhất khiến cơ thể con bị suy kiệt nhanh chóng. Thế nên mẹ nên cho bé uống các loại thuốc giảm đau an toàn và phù hợp.

nhung-cach-xu-li-kip-thoi-khi-be-bi-bong-ma-ba-me-can-biet

4. Những điều không nên làm khi bị bỏng

- Một sai lầm mà bất kì bậc phụ huynh nào cũng đều mắc phải chính là việc cho con ngâm vết bỏng bằng nước đá hoặc chườm đá lạnh. Tuy nhiên làm như vậy không chỉ khiến vết thương thêm đau hơn mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con nữa đấy. Bởi lẽ khi vùng da bị bỏng quá lạnh sẽ khiến thân nhiệt con bị hạ nhanh chóng dẫn đến hiện tượng co mạch máu, co cơ dẫn đến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn hẳn. Chỉ dùng nước lạnh bình thường như nước máy, nước giếng. Sau đó, đắp chỗ bỏng bằng gạc hoặc khăn bông thấm nước lạnh để bớt đau.

- Nhiều người cho rằng tinh dầu và một số loại dầu ăn phổ biến như dầu dừa và dầu ô liu rất tốt để chữa bỏng. Tuy nhiên, dầu giữ nhiệt, ngăn không cho sức nóng từ vết bỏng thoát ra, có thể khiến vết bỏng nặng thêm.

- Một số người tin rằng việc bôi kem đánh răng vào một chỗ bị bỏng có thể giúp ích. Trên thực tế, kem đánh răng không vô trùng có thể giúp vi khuẩn lây nhiễm vào vết bỏng.

- Thêm một quan niệm sai lầm nữa là bôi lòng trắng trứng sống lên vết bỏng sẽ giúp dịu cơn đau. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy trứng sống giúp ích cho vết bỏng. Trên thực tế, có nhiều khả năng là trứng sẽ giúp vi khuẩn lây lan vào vết bỏng.

- Cuối cùng, nếu các vết bỏng của con có các bọng nước thì cha mẹ tuyệt đối không được chọc vỡ chúng để tránh tạo cơ hội giúp vi khuẩn thâm nhập và làm vết thương bị nhiễm trùng nặng hơn nhé.

Trẻ nhỏ vốn vốn nghịch ngợm vì vậy cha mẹ cần đặc biệt chú ý về sự an toàn trong tất cả đồ vật trong gia đình để đảm bảo an toàn nhất có thể. Bỏng nước hay bỏng lửa đều rất nguy hiểm. Mặc dù tỷ lệ tử vong do bỏng thấp nhưng những di chứng như sẹo, giảm chức năng vận động, chấn động tâm lý… do bỏng gây ra cho trẻ không phải là nhỏ. Cha mẹ nên trang bị và học cách sơ cứu đơn giản nhất để các con luôn được an toàn và khỏe mạnh.

Theo Bestie