Nhận định: Nhật, Mỹ, EU rút nhà máy khỏi TQ thì họ sẽ đi đâu?

Trong hai tuần qua, các chính khách từ ba trong bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thảo luận hoặc công bố kế hoạch rút doanh nghiệp của họ rời khỏi Trung Quốc.

Nhật Bản dành hơn 240 tỷ yên (~2,2 tỷ USD) hỗ trợ các công ty Nhật chuyển nhà máy về trong nước hoặc đến Đông Nam Á. Liên minh Châu Âu (EU) sẽ tìm cách “giảm sự lệ thuộc thương mại” sau đại dịch. Washington thì muốn các công ty Mỹ đưa sản xuất rời khỏi Trung Quốc về Mỹ.

nhan-dinh-nhat-my-eu-rut-nha-may-khoi-tq-thi-ho-se-di-dau

Tuyến Metro ở TPHCM lỗi hẹn nhiều lần, chưa thể phục vụ người dân. (Ảnh: Tường Châu)

Nhà báo Tường Châu đánh giá: Việc “muốn” rời Trung Quốc là câu chuyện có từ hơn 10 năm trước nhưng các cường quốc chỉ “nói mà không làm” vì thuế, nhân công, đất đai chẳng nơi đâu rẻ và tay nghề hơn được Trung Quốc. Muốn đi thì ai cũng muốn, nhưng đi đâu thì lại không hề dễ và chẳng có mấy lựa chọn đủ khả thi cho kế hoạch 20-50 năm phát triển của các Tập đoàn.

Vậy nên, các gói hỗ trợ vài tỷ USD như muối bỏ biển, chỉ đủ cho các Tập đoàn họ “mở thêm” cơ sở để nhận tài trợ chứ rút hẳn khỏi Trung Quốc thì còn quá xa vời. Như Samsung đầu tư nhà máy vào Việt Nam đã ngốn >1 tỷ USD, vậy Nhật có chi 2,2 tỷ USD thì ai nhận ai nhịn??? Mỹ và EU thì miễn bàn về chi phí nhân công rẻ, rút nhà máy về nước là nói cho vui thôi!!!

Các phân tích cũng như nhiều bài báo chỉ ra, nếu rời Trung Quốc thì Đông Nam Á chính là điểm đến tốt nhất vì giá nhân công rẻ, lao động tương đối có nghề, vận tải giao thương cũng dễ dàng. Như vậy, chúng ta có cơ hội. Nhưng làm cách nào biến cơ hội thành lý do đủ hấp dẫn thì Chính phủ phải có chiến lược tổng thể, điển hình là quỹ đất và giao thông.

Nhà báo Tường Châu

"Tôi cho rằng trừ các thành phố trung ương, tập trung doanh nghiệp đầu não thì giá đất có thể tăng theo thị trường, còn các thành phố vệ tinh, nơi quy hoạch làm công nghiệp, dịch vụ là phải tránh các Tập đoàn bất động sản bước vào đầu cơ, kéo giá vô tội vạ. Giờ nhìn các vùng quê như Hà Tiên, Đồng Xoài, Phan Thiết, Núi Thành... mà giá đất vẫn vọt lên hàng chục triệu/m2 thì thực sự chúng ta đã quản lý quỹ đất rất kém.

Giao thông thì các tuyến Metro làm hoài không xong. Cao tốc xây xong là hư hại nhanh và các trạm thu phí tận thu quá mức. Đường biển lại đang bị chính Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông để vô hiệu hoá lợi thế của chúng ta. Có thể nói, chính chúng ta đang từng bước đánh mất dần các cơ hội của mình.

Tóm lại, một trong những vấn đề quan trọng là quản lý được quỹ đất và chống tăng giá ảo chúng ta cũng không làm được thì rất khó cho các Tập đoàn quốc tế bước vào Việt Nam. Chúng ta không kiểm soát được lòng tham của chính mình thì cơ hội để các Tập đoàn lớn chuyển hướng đế chế của họ vào Việt Nam đang ngày càng thấp hơn...", nhà báo nhận xét.

Trích nguồn: Facebook

---

* Xem bài gốc và bình luận liên quan: