Nguyên nhân sâu xa khiến người Mỹ và phương Tây không chịu đeo khẩu trang

Cheryl Man, một du học sinh 20 tuổi gốc Trung Quốc đang sống tại TP New York - Mỹ, vẫn thường nhận lấy những ánh nhìn chằm chằm trên tàu điện ngầm vì đeo khẩu trang.

Vào sáng 10-3, cô còn bị một nhóm thiếu niên chế nhạo và ho về phía mình. "Tôi cảm thấy bị xúc phạm và bị hiểu lầm" - nữ sinh viên kiêm trợ lý nghiên cứu kể. Cô Man còn nhận thấy sự kỳ thị ở văn phòng khi đeo khẩu trang. Không đồng nghiệp nào của cô làm điều này và một số người còn hỏi cô rằng cô có bị ốm không.

"Tại sao họ lại nghĩ rằng tôi đeo khẩu trang là vì bản thân mình nhỉ? Đây là nghĩa vụ với cộng đồng. Nếu lỡ tôi bị nhiễm virus thì việc đeo khẩu trang có thế cứu được rất nhiều người" - cô Man chia sẻ.

Đây là lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe ở Hồng Kông, nơi cô Man sinh ra và lớn lên, và cô tin điều này. Gần như tất cả cư dân ở Hồng Kông đều đeo khẩu trang từ khi có thông tin về loại virus bí hiểm đang lây lan ở TP Vũ Hán - Trung Quốc. Chính quyền Hồng Kông và các chuyên gia sức khỏe hàng đầu ở đây còn khuyến khích đeo khẩu trang để hạn chế virus SARS-CoV-2 lan rộng.

nguyen-nhan-sau-xa-khien-nguoi-my-va-phuong-tay-khong-chiu-deo-khau-trang

Tại Mỹ, đeo khẩu trang là hành động có thể bị kỳ thị. Ảnh: Malay Mail

Khi nỗi lo sợ về dịch Covid-19 tăng cao, người dân Hồng Kông đã xếp hàng qua đêm để mua khẩu trang. Trong khi đó, Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản còn phát khẩu trang cho người dân. Thậm chí Đài Loan và Thái Lan phải cấm xuất khẩu khẩu trang để đáp ứng nhu cầu tăng vọt trong nước.

Thế nhưng, việc đeo khẩu trang khi hoàn toàn khỏe mạnh lại không được khuyến khích, thậm chí trở thành hành động không được xã hội chấp nhận ở Mỹ. Chính phủ Mỹ còn thông báo chỉ những người đang bệnh, hoặc nhân viên y tế, mới nên đeo khẩu trang theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Ông Jerome Adams, Tổng y sĩ Mỹ, từng khuyến cáo trên Twitter: "Mọi người, ngừng mua khẩu trang đi! Nó không hiệu quả trong việc phòng ngừa cộng đồng nhiễm virus nhưng nếu các nhân viên y tế không có khẩu trang để chăm sóc người bệnh, họ và chúng ta sẽ gặp nguy hiểm".

Tuy nhiên, ông David Hui, một chuyên gia về hô hấp tại trường ĐH Hồng Kông, người đã nghiên cứu về Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003, nói việc đeo khẩu trang sẽ giúp chống lại các bệnh truyền nhiễm như Covid-19. "Khẩu trang giống như một rào cản ngăn các giọt bắn vốn là cách lây lan chủ yếu của virus" - trích lời ông Hui.

nguyen-nhan-sau-xa-khien-nguoi-my-va-phuong-tay-khong-chiu-deo-khau-trang

Ảnh: Stephanie Keith

Ngoài ra, vai trò của khẩu trang có thể đặc biệt quan trọng trong dịch bệnh lần này vì tính chất của virus SAS-CoV-2. Các bệnh nhân nhiễm Covid-19 thường có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Một số nhà nghiên cứu tin rằng virus có thể lây lan khi bệnh nhân còn đang ủ bệnh.

Ông Hui bổ sung rằng việc thiếu các bằng chứng vững chắc về sự hiệu quả của khẩu trang trong việc chống virus không phải là lý do để không sử dụng chúng vì có thể sẽ không bao giờ có bằng chứng khoa học cụ thể.

Việc tiến hành nghiên cứu là điều bất khả thi về mặt đạo đức. "Chúng ta không thể chia ngẫu nhiên 2 nhóm người đeo khẩu trang và không đeo rồi cho họ tiếp xúc với virus được" - ông giải thích. Ngoài ra, việc đeo khẩu trang không chỉ bảo vệ người đeo khỏi bị lây nhiễm mà còn giảm thiểu khả năng lây bệnh cho người khác.

Nhưng ngay cả trước khi dịch Covid-19 bùng phát, đeo khẩu trang đã là một hành động phổ biến ở Đông Á. Người bệnh thường hay che mặt khi ra đường để bảo vệ những người xung quanh họ. Những người khác thì đeo khẩu trang trong các mùa lạnh hoặc mùa cúm để tự bảo vệ bản thân.

Trả lời phỏng vấn tạp chí TIME, ông Ria Sinha, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nhân văn và Y học thuộc trường ĐH Hồng Kông, cho biết: "Sự khác biệt về nhận thức trong việc đeo khẩu trang bắt nguồn một phần từ các chuẩn mực văn hóa trong việc che mặt. Trong các tương tác xã hội ở phương Tây, bạn cần phải thể hiện danh tính và giao tiếp bằng mắt. Các biểu cảm trên khuôn mặt là rất quan trọng".

Theo NLD

*Xem thêm:

Cô gái gốc Việt và anh trai bị hất đồ uống, hành hung ở Úc vì đeo khẩu trang 

Người Việt nói riêng và châu Á nói chung ở Úc bị kì thị khi đeo khẩu trang ngừa nCoV không phải là chuyện lạ. Mới đây, Amber Mai cay đắng kể lại chuyện cô và anh trai bị chửi, hất đồ uống vào người và tấn công chỉ vì đeo khẩu trang khi đi tàu tại TP Sydney (Úc).

co-gai-goc-viet-va-anh-trai-bi-hat-do-uong-hanh-hung-o-uc-vi-deo-khau-trang

Người viết xin dịch status tiếng Anh của Amber Mai:

Hôm nay trên tàu, tôi và anh trai bị hành hung vì đeo khẩu trang. Gã trai chửi mắng, hất đồ uống vào chúng tôi và đánh tôi sau cuộc cãi vã.

Đây không phải là lần đầu tiên tôi rơi vào tình cảnh đó. Điều này thật đau lòng. Tôi luôn nói với gia đình, anh trai những điều tuyệt vời về nước Úc. Đó là lý do cả nhà quyết định để anh trai đến đây học cùng tôi. Anh ấy mới chỉ đến Úc 4 tháng trước và đó là điều tồi tệ anh ấy phải hứng chịu. Tôi cảm thấy xấu hổ.

Điều đáng buồn nhất là dù chúng tôi cố gắng giữ gã trai kia khỏi việc rời khỏi tàu, nhưng không ai có động thái gì. Tôi đoán mọi người có thể cũng muốn giúp đỡ mình, nhưng nghĩ rằng chuyện đó không quá nghiêm trọng và họ không chắc điều gì vừa xảy ra.

co-gai-goc-viet-va-anh-trai-bi-hat-do-uong-hanh-hung-o-uc-vi-deo-khau-trang

Amber Mai bị gã trai Úc hất đồ uống vào người và hành hung.

co-gai-goc-viet-va-anh-trai-bi-hat-do-uong-hanh-hung-o-uc-vi-deo-khau-trang

Anh trai cô sợ hãi khi chứng kiến cảnh này.

Tôi từng chứng kiến ​​hành vi tương tự với một tài xế châu Á và một cô gái châu Á trên xe buýt. Mọi người có thể nghĩ rằng chuyện đó bình thường nên im lặng nhưng tôi đã nhảy vào tranh luận, hoặc ít nhất nói lại. Lý do vì tôi biết rằng ít nhất nạn nhân sẽ cảm thấy an toàn hơn một chút, rằng ai đó đứng về phía họ, và kẻ kia phải do dự khi định làm điều gì quá đáng hơn. Hãy tưởng tượng như rằng nếu anh trai không ở đó với tôi, sẽ có ai khác ngăn gã ta lại.

Dành cho những ai nói rằng chúng tôi nên làm gì đó quyết liệt hơn là mong đợi sự giúp đỡ từ người khác. Tôi đã tranh luận với gã ta rằng, tại sao lại nổi nóng và hất đồ uống vào người chúng tôi. Anh trai tôi rất sợ, chỉ có thể ngăn gã ta đánh tôi. Tôi cố xoay sở, đá và đẩy gã ta nhưng không ăn thua vì nhỏ con hơn. Chúng tôi kêu gọi sự trợ giúp khẩn cấp trên tàu và tài xế đã trả lời nhưng chỉ nhìn từ xa và đến chỗ chúng tôi sau khi gã rời đi. Dù sao, tôi cũng cảm ơn anh ấy vì ít nhất đã liên lạc với ai đó và cảnh sát rất hiểu rằng đây là vấn đề nghiêm trọng.

Đến thời điểm này, Úc có tổng cộng 709 ca nhiễm nCoV, trong đó 6 người chết. Nhiều người Úc vẫn giữ tâm lý chủ quan và xem bệnh viêm phổi cấp do nCov như cúm vặt.

Người Việt ở châu Âu, Úc sợ bị kì thị, tấn công nên ngại đeo khẩu trang

Nhiều người châu Âu, Úc quan niệm rằng chỉ ai mắc bệnh hay nhân viên y tế mới đeo khẩu trang. Vì thế, những người đeo khẩu trang ra đường ở các nước này thường bị nhìn với ánh mắt kì thị, thậm chí có nguy cơ bị tấn công vì nghi nhiễm nCoV.

Đang sống ở thủ đô Berlin, Đức, chị Mỹ Trang kể: “Ở Đức có hơn 260 ca nhiễm nCoV rồi. Hôm qua có 2 người đeo khẩu trang bị người ta đánh cho không trượt phát nào. Thằng đánh bảo: ‘Mày bị bệnh thì ở nhà đi, ra ngoài làm gì’. Ở Đức, người ta bảo không phải đeo khẩu trang, bao giờ bị bệnh mới đeo. Tôi mua khẩu trang rồi mà không dám đeo vì sợ bị tẩn”.

Cũng sống ở Berlin, chị Nguyễn Thị Hương cho biết: “Có hơn 6 người nhiễm ở Berlin rồi. Mọi người đi lại chủ yếu bằng tàu mà chẳng thấy ai đeo khẩu trang cả. Nghe thấy bảo, nếu đeo thì bị 112 (số điện thoại khẩn cấp - PV) đến bắt. Dù vậy, ở hiệu thuốc, khẩu trang, thuốc sát khuẩn và nước rửa tay đều hết hàng”.

Trong khi anh Hổng Lam tiết lộ không đeo khẩu trang ở Đức vì lý do khác: “Cả nhà em sợ lắm nhưng không dám đeo vì làm dịch vụ. Đeo vào không ai đến nữa”.

Tính đến 15 giờ ngày 5.3, Ý có tổng cộng 3.089 ca nhiễm và 92 người chết vì nCoV. Ấy vậy mà anh Hoàng Minh (sống ở Ý) cho hay: “Khẩu trang thì không đeo mà thực phẩm thì người dân mua sạch, dự trữ kiểu như tận thế rồi ấy. Tôi ở bên này cũng không dám đeo vì ra đường cứ bị nhìn như người ngoài hành tinh”.

Hiện sống ở Cộng hòa Séc, anh Huy Hoàng cũng gặp tình huống tương tự Hoàng Minh và còn bị người dân bản địa trêu chọc vì đeo khẩu trang khi đi tàu điện ngầm: “Đeo khẩu trang đi ra đường bị chúng nó nhìn như người ngoài hành tinh. Tối nọ đi tàu còn bị một đám nói mình bị nhiễm corona rồi. Nó còn giả vờ ho để trêu đểu mình. Mình không muốn tranh cãi nên không thèm để ý. Khi mình chuẩn bị xuống tàu, nó còn đến trước mặt mình để ho cho mình nhìn thấy rồi cười đùa với nhau”.

Nhiều tờ báo ra tại châu Âu đều có bài khuyến cáo độc giả cách phòng tránh nCoV, song đều không khuyên dùng khẩu trang. Thậm chí, tờ báo ra tại Đức trích lời một dược sĩ rằng: "Khẩu trang chỉ dành cho những người đã nhiễm bệnh, để họ không lan truyền virus sang người khác".

Nhân Hoàng

Theo Motthegioi