Nguồn gốc ý nghĩa và cách cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất để cả năm luôn an lành

Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu) là ngày 15/1 Âm lịch, được coi là ngày rằm lớn nhất trong năm đối với người Việt.

Ý nghĩa nguồn gốc lễ tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng)

1. Nguồn gốc 

Có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng. Vào dịp rằm tháng giêng, bà con nông dân khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, nên tối ngày 15/1 âm lịch là thời điểm ra đồng ruộng tập trung cỏ khô, lá khô, châm lửa tiêu hủy sâu bọ. Một số ý kiến khác cho rằng Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo. Vào ngày này, chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp.

Bởi vậy, những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đến đức Phật. Rằm tháng Giêng tuy không phải là lễ quan trọng của Phật giáo so với rằm tháng Tư (Phật đản) và rằm tháng Bảy (Vu lan) nhưng trùng hợp với lễ Thượng Nguyên và Tết Nguyên Đán trong dân gian, đồng thời ngày này là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng.

nguon-goc-y-nghia-va-cach-cung-ram-thang-gieng-chuan-nhat-de-ca-nam-luon-an-lanh

2. Ý nghĩa 

Ngày rằm tháng Giêng còn được coi là ngày vía của đức phật A Di Đà, mà trong Phật giáo, đức phật A Di Đà là giáo chủ ở cõi Tây phương cực lạc. Là một vị phật gắn với tương lai tốt đẹp, huy hoàng, không có khổ đau.

Phái Tịnh độ tông chủ trương khuyên quần chúng chú tâm tụng niệm danh hiệu phật A Di Đà để khi chết đi được vãng sanh vào cõi Tây phương cực lạc của đức phật này. Bởi thế nên cúng cả năm cũng không bằng rằm tháng giêng là như vậy.

Ngày rằm tháng Giêng ở Việt Nam ngày càng xa dần điển tích nguyên thủy và sinh hoạt của Trung Hoa mà hòa nhập vào sinh hoạt Phật Giáo.

Dù kinh điển Phật không nói đến ngày rằm tháng Giêng nhưng trong đại đa số dân chúng (truyền thống Tam Giáo: Phật – Khổng – Lão) thì đây là dịp lên chùa lạy Phật, cúng sao giải hạn, ước nguyện điềm lành.

Còn với Phật Tử thuần thành, ngày rằm đầu năm mới để lễ bái chư Phật, Bồ-tát, cúng dường Tăng Ni, phóng sanh, làm những việc phước thiện nhằm cầu nguyện cho gia đình, cho cộng đồng tha nhân, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, chúng sanh an lạc.

Thành ngữ "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng" đã nói lên tầm quan trọng của hội rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt và những dân tộc Á Đông nói chung.

nguon-goc-y-nghia-va-cach-cung-ram-thang-gieng-chuan-nhat-de-ca-nam-luon-an-lanh

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng

Thông thường, thời gian và địa điểm cúng sẽ do các gia đình lựa chọn, theo đó, các gia đình có thể chọn việc cúng rằm tháng Giêng tại nhà hoặc tại chùa, chủ yếu là phải thực hiện nghi thức này thật đúng, thật chuẩn.

Vậy cách cúng Rằm tháng Giêng thế nào theo phong tục ngày tết? Việc đầu tiên mỗi gia đình cần làm chính là chuẩn bị mâm cỗ cúng.

Tùy và điều kiện kinh tế hay phong tục, quan niệm của mỗi gia đình, từng địa phương mà mỗi mâm cỗ cúng sẽ khác nhau, nhưng về cơ bản, mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng cũng không có nhiều khác biệt so với Tết Nguyên đán.

Điều quan trọng là người cúng thể hiện được tấm lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tiên, ông bà và gửi gắm tâm nguyện về một năm mới bình an, may mắn.

Ngoài ra, mâm cỗ Rằm tháng Giêng đơn giản nhưng nếu đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng cũng sẽ phù hợp với việc thờ cúng tâm linh.

Rằm Tháng Giêng - Chuẩn bị cỗ mặn, cỗ chay thế nào cho chuẩn? Về cơ bản, mâm cỗ cúng tại gia đình thường gồm những món lễ mặn sau:

Bánh chưng (bánh tét): món bánh đặc trưng của ngày Tết của người Việt, tượng trưng cho vạn sự vuông tròn, thuận lợi.

Xôi gấc màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn.

Hoa quả: ngũ quả mang ý nghĩa tốt lành, tùy theo quan niệm của từng vùng miền.

Bánh trôi: tượng trưng cho mong muốn một năm thuận lợi, hanh thông.

Gà lễ là lễ vật mang tính cổ truyền của người Việt.

Chân giò hoặc giò chả.

Dưa muối, cơm trắng, nước chấm.

nguon-goc-y-nghia-va-cach-cung-ram-thang-gieng-chuan-nhat-de-ca-nam-luon-an-lanh
Bài văn khấn cúng Rằm tháng Giêng

Trong cách cúng Rằm tháng Giêng, sau khi chuẩn bị chu đáo mâm cỗ cúng, bạn cần phải có được một bài văn khấn thật chuẩn để gửi gắm được tấm lòng thành kính cũng như tâm nguyện của mình tới tổ tiên, tránh không vi phạm những điều kiêng kị.

Bạn có thể tham khảo bài văn khấn cổ truyền dưới đây:

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: .................
Ngụ tại:.............................................

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm.... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình. 

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Theo PhuNuNews