Người tiêu dùng phản ứng ra với trước dịch tả lợn châu Phi?

Trước đại dịch tả lợn châu Phi đang lây lan từ Bắc vào Nam, người tiêu dùng vẫn săn đón thịt lợn sạch....

nguoi-tieu-dung-phan-ung-ra-voi-truoc-dich-ta-lon-chau-phi

Nhiều người tiêu dùng săn đón thịt lợn sạch để làm thực phẩm chính cho bữa ăn gia đình.

Mặc dù dịch tả lợn châu Phi lây lan hầu khắp 37 tỉnh thành trên cả nước, khiến người chăn nuôi không khỏi hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, tại các hệ thống cửa hàng, siêu thị trên địa bàn TP Hà Nội, người tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô vẫn săn đón, lựa chọn thịt lợn sạch để chế biến các món ăn chính cho gia đình.

Vừa nhanh tay lựa chọn thịt lợn tại quầy thực phẩm tươi sống, siêu thị BigC Thăng Long, bà Nguyễn Thị Ánh (55 tuổi, ở Nam Từ Liêm) vừa chia sẻ: "Dịch tả lợn châu Phi bùng phát nhưng chỉ cần thịt lợn bán ra thể hiện nguồn gốc rõ ràng, thể hiện được đơn vị phân phối, thông tin giá cả… thì người tiêu dùng đều tin tưởng lựa chọn.

Nhưng cái quan trọng hơn là tại các siêu thị lớn như BigC, thịt lợn được sơ chế tại quầy chế thực phẩm, người tiêu dùng có thể trực tiếp chứng kiến quá trình sơ chế lợn mà yên tâm tin dùng. Bởi lẽ, thịt lợn vừa dễ dàng chế biến, mà lại không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình. Dù dịch tả không ngừng lây lan, nhưng gia đình tôi vẫn ăn thịt lợn như thường, miễn là mua đúng địa chỉ uy tín, chế biến hợp vệ sinh".

nguoi-tieu-dung-phan-ung-ra-voi-truoc-dich-ta-lon-chau-phi
Thịt lợn cung cấp cho các siêu thị, chợ truyền thống chủ yếu do các đơn vị trên địa bàn Hà Nội cung cấp.

Không chỉ riêng bà Ánh mà theo ghi nhận của PV tại một số quầy thực phẩm tươi sống tại các siêu thị lớn như BigC, hệ thống Vinmart, Nhanh mart… người tiêu dùng rất mở lòng, lựa chọn thịt lợn để làm thực phẩm chính cho bữa ăn gia đình. Bởi theo ý kiến chung của người tiêu dùng, dịch tả lợn châu Phi không hề lây lan sang người, chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn khi chế biến thì không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Cũng theo khảo sát của PV, thịt lợn có nguồn gốc được bán tại hệ thống siêu thị BigC nhỉnh hơn so với mặt bằng giá thịt lợn được bán tại các chợ truyền thống. Đơn cử như thịt ba chỉ rọi có giá khoảng 95.000 đồng/kg và ba rọi loại 1 là 129.000 đồng/kg; thịt đùi lợn (mông sấn) có giá 108.000 đồng; bắp heo rút xương có giá 112.000 đồng; sườn non là 154.000 đồng…

Theo một số nhân viên quầy thực phẩm, mặc dù giá bán ra hơi nhỉnh so với các chợ truyền thống, nhưng thực phẩm tươi sống như thịt lợn, thịt gà, các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn đều rất được lòng khách hàng. Thịt lợn cung cấp cho các siêu thị, chợ truyền thống chủ yếu do các đơn vị trên địa bàn Hà Nội cung cấp.

Chỉ trong khoảng 20 ngày kể từ đầu tháng 5 đến nay, dịch tả lợn châu Phi lần lượt xâm nhiễm các tỉnh thành, trải dài từ phía Bắc đến khu vực miền Nam, khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ như: Lào Cai, Thanh Hoá, Hải Dương đến Đồng Nai, An Giang, TP Hồ Chí Minh… thậm chí, nhiều địa phương có dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm lần 2.

Trước sự xâm nhiễm chóng mặt của dịch tả lợn châu Phi, các địa phương đều cấp tập vào cuộc và tìm phương án tốt nhất để phòng, chống dịch. Cụ thể, tính đến ngày 22/5, tỉnh Hà Giang là địa phương thứ 36 và tỉnh An Giang là địa phương thứ 37, có dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm lần đầu. 

Theo đó, các cơ quan chuyên ngành địa phương đã buộc tiêu huỷ 55 con lợn nhiễm virus dịch tả, tại hộ chăn nuôi Dương Văn Vi (thôn Vén, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình). Còn tại An Giang, các cơ quan chuyên ngành của tỉnh này cũng đã tiến hành tiêu huỷ 27 con lợn dương tính với virus dịch tả, tại một hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố Long Xuyên. 

Để đối phó với dịch tả, chính quyền địa phương của các tỉnh nói chung và tại Hà Giang, An Giang nói riêng, đều cấp tập các phương án phòng, chống dịch, lập các chốt chặn tạm thời từ đường bộ đến đường thuỷ để kiểm soát lượng gia súc ra, vào địa phương.

Theo GiaDinh