Người phụ nữ không uống rượu nhưng cơ thể vẫn đầy cồn, bác sĩ phát hiện điều không ngờ

Một bệnh nhân đã nhiều lần bị loại khỏi danh sách chờ ghép gan vì lí do cô vẫn tiếp tục lạm dụng rượu bia. Nhưng sự thật không phải vậy.

Một phụ nữ đã đăng ký chờ được ghép gan tại Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh do tình trạng sức khoẻ của cô. Nhưng thay vì tìm kiếm một lá gan thích hợp, các bác sĩ đã loại cô khỏi danh sách chờ ghép gan và đề nghị cô nên điều trị tình trạng nghiện rượu của mình.

Tuy nhiên, người phụ nữ liên tục phủ nhận việc uống rượu, cô không hề uống một giọt rượu nào. Nhưng các xét nghiệm đã cho thấy nồng độ ethanol trong nước tiểu của cô ở mức đáng báo động.

nguoi-phu-nu-khong-uong-ruou-nhung-co-the-van-day-con-bac-si-phat-hien-dieu-khong-ngo

Bác sĩ Kenichi Tamama, giám đốc y tế của Phòng thí nghiệm độc chất lâm sàng UPMC, người đầu tiên có ý tưởng rằng vấn đề có thể nằm ở bàng quang.

Nhưng khi các bác sĩ bắt đầu những nghiên cứu sâu hơn, họ phát hiện ra rằng dù nước tiểu của nữ bệnh nhân có ethanol nhưng lại không có chút nào ethyl glucuronide hay ethyl sulfate - chất chuyển hoá của ethanol.

Điều đó có ý nghĩa gì? Nó cho thấy rằng người phụ nữ này đã không uống rượu, vì nếu có thì những chất chuyển hoá đó sẽ có mặt.

Từ manh mối đầu tiên đó, tiến sĩ Kenichi Tamama - giám đốc y tế của Phòng thí nghiệm độc chất lâm sàng UPMC - đã tiếp tục thực hiện các xét nghiệm khác cho bệnh nhân đặc biệt này, và nhận thấy hàm lượng men và đường đều rất cao trong nước tiểu. "Tôi đã tự hỏi, liệu có phải chính lượng men này đã sản xuất ra cồn trong cơ thể cô ấy?". Và Tamama đã tìm ra câu trả lời là "có".

Ông và nhóm các bác sĩ lâm sàng đã phát hiện ra trường hợp đầu tiên được chứng minh là hội chứng tự sinh rượu. Phát hiện của nhóm đã được công bố trực tuyến vào thứ ngày 25/2 vừa qua trên trang Annals of Internal Medicine.

Hội chứng tự sinh rượu là gì?

Tamama giải thích đơn giản về hội chứng tự sinh rượu rằng: Bệnh nhân mà mắc bệnh tiểu đường và không quản lí được tình trạng bệnh, sẽ khiến lượng đường trong bàng quang cao hơn gấp nhiều lần bình thường. Mặc dù ai cũng có một lượng men nhất định trong bàng quang, nhưng khi nó tác dụng với lượng đường cao sẽ gây ra quá trình lên men, tạo ra nồng độ ethanol bất thường.

Có thể bạn đã nghe nói về hội chứng lên men đường ruột, đó là khi đường tiêu hoá khiến cơ thể chuyển hoá carbs ăn vào thành rượu. Nhưng đừng nhầm lẫn nó với hội chứng tự sinh rượu này.

Với những người mới mắc, hội chứng tự sinh rượu xảy ra ở bàng quang, chứ không phải ruột. Và những người mắc hội chứng lên men đường ruột thường bị nhiễm độc, còn bệnh nhân của hội chứng tự sinh rượu thì không.

Lý do là cấu trúc bàng quang. Bàng quang không cho phép ethanol đi qua thành bàng quang, do đó ethanol không được hấp thụ vào máu. Không hấp thụ thì không nhiễm độc. Ruột lại hoạt động khác - cho phép ethanol đi qua, do đó tạo ra tình trạng "say rượu".

Khám phá này mang ý nghĩa gì?

"Các bác sĩ lâm sàng đã cố gắng loại bỏ men trong bàng quang của cô, nhưng cũng cần phải kiểm soát bệnh tiểu đường đúng cách," Tamama nói.

Ông cũng cho biết đây là một khám phá quan trọng trong ngành y học. "Đặc biệt đối với các phòng khám chuyên ghép gan hoặc phòng khám cho bệnh nhân lạm dụng rượu, họ cần phải được phổ biến về hội chứng này", ông nói. "Và như bạn thấy, trong trường hợp này, kết quả xét nghiệm và những chẩn đoán đã đưa ra tình trạng sai lệch so với hội chứng tự sinh rượu."

Và cuối cùng, người "hưởng lợi" nhất từ phát hiện này là bệnh nhân. Bệnh nhân có thể tránh được việc bị kì thị vì chẩn đoán sai hay không được thực hiện cấy ghép,...

Theo Khám phá