Ngũ hành 10 ngón tay và cách cân bằng cơ thể mùa đông để không bị ốm

Rất nhiều người sợ những cơn gió kèm mưa giá rét mùa đông nhưng lại không biết ngón tay cũng có Ngũ hành. Các thầy thuốc Đông y giỏi thường dựa vào Ngũ hành để chẩn - chữa bệnh, nếu người dân đọc xong tự biết ứng dụng sẽ phòng bệnh để mình không bị ốm.

Các ngón tay chỉ nội tạng theo ngũ hành

Một số bộ môn chữa bệnh Đông y, Thập thủ đạo, Thập thủ liên tâm pháp... cho rằng các ngón tay đều ứng với các cơ quan nội tạng trong cơ thể, mỗi ngón tay lại là một hành trong ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ) - ứng với ngũ tạng (Phế - Tì - Tim - Can - Thận), và các thầy thuốc lương y dựa vào đó một phần để chữa bệnh. Cụ thể:

Ngón cái đi vào tạng Phế (phổi ) ứng với hành Kim.

Ngón trỏ vào tạng Tỳ (lá lách) - Thổ.

Ngón giữa vào tạng Tâm (tim) ứng với hành Hỏa.

Ngón nhẫn là tạng Can (gan) - Mộc.

Ngón út là tạng Thận (quả cật) - Thủy.

Theo ngũ hành tương sinh thì có thể lấy ngón út (tương ứng với tạng Thận - hành Thủy) để tính ra các đường kinh, tạng phủ liên hệ với các ngón còn lại: Thận (Thủy – ngón út) sinh ⇒ Can (gan - Mộc – ngón đeo nhẫn) sinh ⇒ Tâm (Tim - Hỏa – ngón giữa) sinh ⇒ Tỳ (Thổ – ngón trỏ) sinh ⇒ Phế (Kim – ngón cái). Cách tính này rất gần với công trình nghiên cứu về sự quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể với bàn tay của Tiến sĩ John Hard (Đại học StandFord, Mỹ). 

ngu-hanh-10-ngon-tay-va-cach-can-bang-co-the-mua-dong-de-khong-bi-om

Các ngón tay đều ứng với các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Ảnh minh họa.

Ngũ hành có ảnh hưởng tới sức khỏe như sau:

Nếu tuyệt

1. Kim tuyệt (ngón cái – Phế) sẽ gây ra khí hư, hay ho, da dẻ khô, xương khớp đau, kiết lỵ ra máu, bệnh nặng có thể lao phổi…

2. Thổ tuyệt (ngón trỏ - Tì vị, lá lách) sẽ sinh chứng thích nằm uể oải, ham ngủ, chân tay sưng phù thũng, miệng hôi răng đau, nặng có bệnh về tiêu hóa…

3. Hỏa tuyệt (ngón giữa – Tâm) sẽ dễ mắc những bệnh về tim, nhiễm trùng máu, viêm khớp, phù chân, bệnh mắt, tràng vị không tốt…

4. Mộc tuyệt (ngón nhẫn – Can gan) sẽ gây chóng mặt hoa mắt, khí huyết không điều hòa tóc thưa, thần kinh yếu, nghiêm trọng có thể mắc bệnh về gan mật…

5. Thủy tuyệt (ngón út) dễ mắc các bệnh về viêm thận, xuất huyết phổi, cận thị, hệ thống tiết niệu kém…

Nếu vượng quá

1. Kim vượng sẽ gây hen suyễn ho tắc mũi, lo lắng bất an, thở dốc, miệng khô...

2. Thổ vượng: thường có cảm giác đầy bụng, dễ buồn nôn, khạc khí...

3. Hỏa vượng: Khí hỏa bốc lên đầu, đau mắt đỏ hoa mắt ù tai, kém tập trung, khó ngủ, cảm giác tim bị đè nén áp lực...

4. Mộc vượng: hay bị bệnh liên quan đến dạ dày buồn nôn, cơ thể suy nhược, bụng ko có lực, thiếu máu...

5. Thủy vượng: hay bị váng đầu hoa mắt trướng bụng, đi tiểu nhiều...

ngu-hanh-10-ngon-tay-va-cach-can-bang-co-the-mua-dong-de-khong-bi-om

Ngũ hành tương sinh. Ảnh minh họa.

Những điều ghét, hoặc gây tổn thương ngũ tạng

5 điều tạng ghét

- Phế ghét lạnh: Sợ nhất phế hư không chống đỡ được cảm hàn nặng thì rất nguy hiểm, nhẹ thì ngấm sâu dần phát sinh nhiều chứng bệnh.

- Tỳ ghét thấp: Tỳ hư sinh thấp trệ phát sinh nhiều chứng bệnh về đường tiêu hóa.

- Tâm ghét nóng: Khi tâm hỏa vượng quá dễ sinh điên cuồng.

- Can ghét phong: Gan sợ gió bởi can phong nội động sinh nhiều chứng bệnh về gân cơ.

- Thận ghét khô ráo: Bởi khi âm tinh khô kiệt thì xương khớp thoái hóa.

5 điều thương tổn vì tạng quá mệt nhọc

- Nhìn lâu hại huyết (tổn thương ở tâm).

- Nằm lâu hại khí (tổn thương ở phế).

- Ngồi lâu hại thịt (tổn thương ở tỳ).

- Đứng lâu hại xương (tổn thương ở thận).

- Đi nhiều hại gân (tổn thương ở can).

ngu-hanh-10-ngon-tay-va-cach-can-bang-co-the-mua-dong-de-khong-bi-om

Mệt mỏi có thể làm thương tổn tới ngũ tạng. Ảnh minh họa.

Để giúp cơ thể điều hòa với thời tiết, các thầy thuốc lương y có những đúc kết quý báu cho đời sau chống chọi mỗi khi trở trời như sau:

* Ba tháng mùa đông: Cỏ cây tàn rụng, sâu bọ tìm nơi ẩn náu. Con người nên ngủ sớm, dậy muộn, giữ cơ thể không bị lạnh.

* Ba tháng mùa xuân: Dương khí bốc lên, trời đất ở giai đoạn phát sinh, muôn vật tươi tốt. Con người nên ngủ dậy sớm đi bộ, tập thể dục, hít thở không khí trong lành.

* Ba tháng mùa hạ: Trời đất giao nhau, vạn vật tươi chắc. Nên ngủ dậy sớm. Đùng bao giờ nổi giận.

* Ba tháng mùa thu: Khí trời se sắt, khí đất tới lúc sáng sủa. Nên ngủ sớm, dậy sớm theo giờ giấc của gà.

Ngoài ra cần chú ý các nguyên sắc hữu ích cho sức khỏe là:

Điều độ và tiết chế (nhưng có người bệnh vì dư ăn thì cũng có người bệnh vì thiếu ăn).

Ăn uống cho quân bình âm – dương (bao hàm cả ngũ hành, lục phủ ngũ tạng trong cơ thể). Ví dụ: Người tạng hàn thì đừng ăn thức ăn mát; Người tạng nhiệt thì tránh thức ăn có tính nóng.

Biết dùng thức ăn bổ dưỡng thích hợp với tạng của mình. Không nên ăn đồ bổ vì như cái cây chỉ tưới nước mà không bón phân thì không thể nào lớn mạnh, tươi tốt được. Nhưng ăn bổ không đúng thì còn mau chết hơn.

Tự điều chỉnh cơ thể qua chế độ ăn uống như sau:

- Làm mát tim uống cỏ mần trầu, hạt mã đề (xa tiền tử), tâm sen.

- Làm mát gan uống rau má, rau diếp cá, lá đinh lăng, atiso.

- Làm mát phổi uống nước lá dâu, nước mía, củ cải trắng.

- Làm mát thận uống đỗ đen. Nhưng làm ấm thận dùng quế vỏ dày, rễ cau.

- Làm ấm phổi dùng gừng tươi.

- Làm ấm gan dùng quế vỏ mỏng vừa.

- Làm mát lá lách uống nước mía, nước dừa. Nhưng muốn làm ấm lá lách giúp ấm chân tay ăn sả, quế, gừng, xương sông, lá lốt, củ riềng.

Theo GiaDinh