Ngồi xổm hay ngồi trên bệ khi đi vệ sinh tốt cho sức khỏe hơn? Cách ngồi sai dễ gây bệnh nhiều người mắc

70% dân số thế giới đi vệ sinh ở tư thế ngồi không đúng. Sai lầm này kéo dài có thể gây ra những hệ lụy về sức khỏe nhưng ít ai quan tâm đến.

Chơi điện thoại, đọc báo - ngày càng có nhiều người thích trốn vào nhà vệ sinh để làm những việc này. Thời gian đi vệ sinh cũng bị kéo dài từ vài phút đến nửa tiếng, thậm chí cả tiếng đồng hồ. So với bồn cầu ngồi xổm kiểu cũ, nhà vệ sinh hiện đại quá tiện lợi, cho phép bạn ngồi trên bệ thoải mái và nhàn nhã.

Nhưng trong khi bạn đang tận hưởng khoảng thời gian hoàn toàn riêng tư này thì nhiều loại bệnh có thể đang rình rập. Tư thế ngồi đi vệ sinh sai thậm chí có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm.

Tác hại của việc ngồi trên bệ bồn cầu khi đi vệ sinh

Dù là bồn cầu ở nơi công cộng hay tại gia đình, khi bạn ngồi trên đó và tận hưởng "giờ rảnh", những căn bệnh này sẽ quanh quẩn tìm đến bạn:

ngoi-xom-hay-ngoi-tren-be-khi-di-ve-sinh-tot-cho-suc-khoe-hon-cach-ngoi-sai-de-gay-benh-nhieu-nguoi-mac

Tư thế ngồi bệt trên bồn cầu gây hại lớn cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

1. Bệnh tim mạch

Khi ngồi trên bệ bồn cầu phải nín thở mạnh, cơ thành bụng và cơ hoành sẽ co bóp mạnh, áp lực ổ bụng tăng có thể khiến huyết áp tăng mạnh và gây xuất huyết não, nhất là ở bệnh nhân táo bón, huyết áp cao.

2. Đột tử

Ngồi trên bồn cầu quá lâu và nín thở quá nhiều sẽ làm tăng tiêu thụ oxy của cơ tim, từ đó dễ gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim, nặng hơn có thể dẫn đến đột tử.

3. Bệnh trĩ

Nếu bạn có tư thế ngồi bồn cầu không đúng cách sẽ gây áp lực ảnh hưởng đến ruột già và trực tràng. Nếu cứ duy trì thói quen này lâu dài sẽ trở thành nguyên nhân gây bệnh về đường ruột như: Viêm ruột kết, trĩ, táo bón…thậm chí là ung thư ruột kết. 

4. Bệnh truyền nhiễm

Bệnh ngoài da ở nhà vệ sinh ít xảy ra nhưng nếu da bị tổn thương thì có thể bị viêm da tiếp xúc, nhiễm nấm da...

Tư thế tốt nhất ngồi trên bồn cầu khi đi vệ sinh

ngoi-xom-hay-ngoi-tren-be-khi-di-ve-sinh-tot-cho-suc-khoe-hon-cach-ngoi-sai-de-gay-benh-nhieu-nguoi-mac

Kê cao chân lên 1 chiếc ghế khi ngồi đi vệ sinh có tác dụng tốt với sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Quá trình đi tiêu phức tạp hơn mọi người vẫn tưởng rất nhiều. Đầu tiên, trực tràng co lại khi chứa đầy phân. Điều này làm cho cơ trơn của ống hậu môn bị giãn ra. Trong quá trình thải phân, cơ hậu môn trực tràng sẽ giãn ra và góc hậu môn trực tràng sẽ rộng ra. Ngồi xổm sẽ mở góc hậu môn trực tràng rộng hơn, ống hậu môn thẳng hơn so với ngồi bệt trên bệ, cho phép thải phân dễ hơn và hiệu quả hơn.

Vấn đề với việc ngồi bệt trên bệ là nó khiến ruột dưới bị gấp khúc, từ đó buộc bạn phải “rặn” nhiều hơn để đẩy phân ra ngoài. Ngồi xổm giúp thư giãn cơ hậu môn trực tràng nhiều hơn và kéo thẳng ruột kết ra ngoài, giúp phân thẳng ra ngoài. Do đó, có thể đi đại tiện dễ dàng hơn mà không phải căng thẳng.

ngoi-xom-hay-ngoi-tren-be-khi-di-ve-sinh-tot-cho-suc-khoe-hon-cach-ngoi-sai-de-gay-benh-nhieu-nguoi-mac

(Ảnh minh họa)

Do đó cách khắc phục nhược điểm của bệ ngồi đó là đặt một chiếc ghế đẩu nhỏ cạnh bồn cầu ở nhà, kê cao chân 8-10 cm khi bạn đi vệ sinh, sao cho thân và bàn chân tạo thành một góc 35 độ, nhằm tạo tư thế giống như ngồi xổm. Các nghiên cứu cho thấy, khi mọi người dùng ghế đẩu tạo tư thế giống như ngồi xổm, họ đi tiêu nhanh hơn, ít căng thẳng hơn và thải hết sạch hơn so với khi không dùng ghế đẩu. Cách này đặc biệt là tốt cho những người bị táo bón và bệnh trĩ.

Ngoài ra cần lưu ý những điểm này khi đi vệ sinh để bảo vệ sức khỏe

1. Thở bằng bụng

Khi đại tiện có thể dùng phương pháp thở bụng, hít vào bằng mũi, để bụng phình ra như quả bóng rồi đột ngột co bụng lại rồi hít vào. Nó không chỉ thúc đẩy đại tiện mà còn ngăn ngừa những vấn đề khó chịu có thể xảy ra.

2. Xoa bóp vùng rốn

ngoi-xom-hay-ngoi-tren-be-khi-di-ve-sinh-tot-cho-suc-khoe-hon-cach-ngoi-sai-de-gay-benh-nhieu-nguoi-mac

Xoa bóp vùng rốn giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn. (Ảnh minh họa)

Trước khi đi đại tiện, xoa bụng vòng tròn theo chiều kim đồng hồ quanh rốn có thể kích thích đường ruột và tăng khả năng đại tiện dễ dàng. 

3. Nghiêng về phía trước

Khi đại tiện, giữ thẳng lưng và cột sống thắt lưng, đồng thời nghiêng người về phía trước một cách hợp lý với phần trên cơ thể. Khi đại tiện không suôn sẻ, xương cùng bên (nằm ở cuối cột sống, giữa hai cơ mông) có thể được gõ nhẹ để kích thích ruột thông qua rung động giúp thúc đẩy đại tiện.

4. Dùng tay ấn cằm

Hai tay chống cằm, chống khuỷu tay lên đầu gối rồi hơi ấn cằm lên trên có thể kích thích dây thần kinh ruột già, thúc đẩy nhu động ruột già, tăng tốc độ đại tiện.

Ngoài ra hãy bỏ những thói quen như xem điện thoại, đọc sách báo trong nhà vệ sinh. Vì đây là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn không tốt cho sức khỏe. Hoặc chúng sẽ khiến cho chúng ta không thể tập trung khi đi vệ sinh.

Theo GiaDinh