Ngò tây, chanh, củ cải, thì là… có thể gây bỏng rát, thậm chí mù vĩnh viễn

Độc tố furocoumarins có trong nhựa của những loài cây này có thể gây ra tình trạng bỏng rát trên da, thậm chí có loài còn gây mù vĩnh viễn nếu dính vào mắt.

Các nhà nghiên cứu từ Phòng mẫu cây Massey ở Đại học Công nghệ Virginia (Mỹ) đã đưa ra cảnh báo về loài cây ngò tây khổng lồ (Heracleum mantegazzianum), nhựa của chúng chứa nhóm độc tố furocoumarins có thể gây bỏng nặng và mù nếu dính phải.

Ngò tây, chanh, củ cải, thì là… có thể gây bỏng rát, thậm chí mù vĩnh viễn

Mỹ ra cảnh báo về cây ngò tây khổng lồ có thể gây bỏng nặng, mù mắt. Ảnh minh họa

Ngò tây khổng lồ thuộc họ cà rốt, thường cao khoảng 2,1 - 4,3 mét. Cụm họa xòe rộng gồm 50 - 150 bông hoa. Lá cây rộng tới 1,5 mét. Gốc cây màu xanh pha tía, có nhiều sợi trắng chứa nhựa cây chĩa ra xung quanh. Nhựa của loài cây này có thể khiến da trở nên vô cùng mẫn cảm với ánh nắng mặt trời, dẫn tới bỏng độ ba trong thời gian ngắn. Nhựa có thể dính vào người nếu ai đó vô tình làm gãy gốc, rụng lá hoặc khi cọ vào lông cứng trên cây. Sẹo từ vết bỏng có thể lưu lại nhiều năm. Nhựa cây cũng có thể gây mù nếu rơi vào mắt.

Furocoumarins là một loại độc tố ở thực vật, chúng có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng bỏng rát khi dính phải và tiếp xúc với ánh mặt trời. Ngoài ngò tây khổng lồ đã được cảnh báo về tính chất nguy hiểm của nó, furocoumarins còn được tìm thấy trong nhiều loài rau củ quen thuộc như củ cải trắng, chanh xanh, chanh vàng, cây thì là, hạt thì là fennel và các loại quả họ dâu tằm.v.v…

Một bé gái 13 tuổi bị bỏng rát ở phần da dính nước chanh sau khi pha sinh tố

 Một bé gái 13 tuổi bị bỏng rát ở phần da dính nước chanh sau khi pha sinh tố. Ảnh  J.F. Moreau

Hoạt chất này khiến da dễ bị cháy nắng. Mất 30 - 120 phút để da hấp thụ furocoumarins từ nước ép hoa quả hoặc nhựa cây. Khi tiếp xúc với ánh nắng, bức xạ tia cực tím sẽ kích hoạt hợp chất hóa học khiến chúng kết lại và tàn phá ADN. Các tế bào này và ADN bị tàn phá chết đi, để lại một vết bỏng. Bệnh này được gọi là viêm da cảm quang do thực vật.

Trong củ cải trắng, chanh… nồng độ chất gây độc thường cao nhất trong lớp vỏ. Để phòng tránh các tác hại của độc tố gây ra, cần loại bỏ hết phần vỏ chứa nhựa hoặc các phần hư hỏng trên củ trước khi nấu. Độc tố sẽ giảm khi thức ăn được nấu chính hay gia nhiệt trong lò vi sóng hoặc đun sôi. Bên cạnh đó, cần rửa sạch tay ngay sau khi nhặt các loại rau chứa nhựa độc, hay khi pha chế nước chanh và các loại sinh tố.

Theo VietQ