Nam giới sau tuổi 45 phải đặc biệt cảnh giác với 3 căn bệnh nguy hiểm: Biết muộn khó chữa

Không chỉ các bệnh về tuyến tiền liệt hay tim mạch, nhiều nam giới đã phải dừng lại cuộc sống ở nhóm bệnh số 3 sau đây. Đừng chủ quan, phát hiện muộn sẽ không thể điều trị.

Theo Tiến sĩ Mao Chí Kiên, chuyên gia Nam khoa, kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), nam giới sau tuổi 45, đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi từ 46 đến 55 phải cảnh giác với ba căn bệnh nguy hiểm.

Giai đoạn bước vào trung niên được coi là "thập kỷ đầm lầy của cuộc sống" bắt đầu từ ngưỡng tuổi 46 đến 55. Trong thời kỳ nguy cơ cao này, nếu bạn muốn duy trì sức khỏe an toàn, bạn phải cảnh giác với ba căn bệnh được khuyến cáo sau đây.

1. Bệnh viêm tuyến tiền liệt

Thông thường, nam giới ở độ tuổi 46-55 thường mắc các vấn đề về tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt là một cơ quan sinh dục đặc trưng của nam giới. Viêm tuyến tiền liệt có thể gây ra các triệu chứng đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều và tiểu đêm.

Viêm tuyến tiền liệt cũng ảnh hưởng đến chức năng tình dục của nam giới, và rất khó cương cứng, thường xuyên bị rối loạn cương dương và cảm thấy đau khi xuất tinh.

Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, chú ý đến việc bổ sung đủ nước, ăn nhiều rau quả tươi, bỏ thuốc lá và rượu, tăng cường tập thể dục và tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi các triệu chứng được miêu tả ở trên xuất hiện.

nam-gioi-sau-tuoi-45-phai-dac-biet-canh-giac-voi-3-can-benh-nguy-hiem-biet-muon-kho-chua

2. Bệnh tim mạch

Các bệnh về tim mạch và mạch máu não là những bệnh phổ biến ở nam giới trung niên và cao tuổi.

Đa số nam giới bước vào tuổi trung niên thường dễ mắc các bệnh thuộc nhóm "tứ cao" bao gồm huyết áp cao, đường trong máu cao, mỡ máu cao và acid uric cao.

Không những thế, đây là nhóm bệnh có nguy cơ tấn công sức khỏe cao, cụ thể là tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ tử vong cao, tỷ lệ thương tật cao, tỷ lệ tái phát cao và nhiều biến chứng.

Trong số đó, các bệnh tim mạch và mạch máu não phổ biến nhất là bệnh tim mạch vành. Bệnh tim mạch vành là bệnh tim do xơ vữa động mạch. Bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường, thói quen xấu, mất cân bằng trong chế độ ăn uống, uống rượu quá nhiều, các yếu tố di truyền… đều được xem là những nguyên nhân chính liên quan đến bệnh tim.

Trong độ tuổi từ 46 đến 55 tuổi, bạn phải luôn chú ý xem bạn có triệu chứng bệnh tim mạch vành hay không. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy đau ngực, bạn nên chú ý và đến cơ sở y tế để tiến hành một cuộc khám kiểm tra toàn diện.

Ngoài ra, nhóm tuổi này ngoài tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành cao, các bệnh mạch máu não như nhồi máu não, huyết khối não và các bệnh khác cũng rất cao, tỷ lệ thương tật cao, dễ kéo dài thành mãn tính, cần đặc biệt chú ý.

nam-gioi-sau-tuoi-45-phai-dac-biet-canh-giac-voi-3-can-benh-nguy-hiem-biet-muon-kho-chua

3. Các bệnh liên quan đến ung thư

Sự phát triển và cải tiến liên tục của công nghệ y tế hiện đại đã được xem là "vỏ bọc bảo vệ" tuyệt vời cho sức khỏe của mọi người.

Sự cải thiện liên tục về tuổi thọ của con người có thể cảm nhận rõ ràng nhờ những sự cải thiện của trình độ y tế, từ đó mang về nhiều lợi ích sức khỏe. Nhưng đây không phải là "kim bài miễn tử" cho bất kỳ ai.

Vẫn còn nhiều căn bệnh không thể giải quyết hoàn toàn bằng y học, chẳng hạn như ung thư. Ung thư đã trở thành "kẻ giết người mạnh nhất" đối với sức khỏe của mọi người và nguyên nhân gây ung thư lại rất phức tạp. Ngay cả y học hiện đại cũng không thể phát hiện triệt để nguyên nhân gây ung thư.

Điều quan trọng nhất cần làm vào lúc này là phải chăm sóc sức khỏe chủ động, sớm theo dõi các dấu hiệu và cố gắng phát hiện bệnh sớm để có được thời gian điều trị tốt nhất.

nam-gioi-sau-tuoi-45-phai-dac-biet-canh-giac-voi-3-can-benh-nguy-hiem-biet-muon-kho-chua

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý xem bạn có tỷ lệ mắc "ung thư" cao hay không:

1. Có tiền sử gia đình không?

Ung thư có mối tương quan di truyền nhất định. Nếu tỷ lệ mắc ung thư trong gia đình cao, nên tiến hành kiểm tra thể chất thường xuyên và sàng lọc ung thư cần được đặc biệt chú ý.

2. Thói quen sống

Phải duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, ăn đúng giờ và duy trì giấc ngủ đầy đủ là những việc đơn giản, nhưng có rất ít người có thể làm được. Nếu bạn muốn giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn cũng nên chú ý phát triển thói quen sống lành mạnh.

3. Yếu tố môi trường

Yếu tố môi trường là một trong những yếu tố quan trọng gây ung thư. Nếu bạn cần làm việc ở những nơi có khả năng ô nhiễm cao, bạn nên đeo khẩu trang đặc biệt, rửa tay thường xuyên, chú ý vệ sinh cá nhân và giảm nguy cơ ung thư do các yếu tố bên ngoài.

Theo Trí thức trẻ