Miss International Queen 2018 Hương Giang mới đoạt vương miện là một cuộc thi như thế nào?

Từ hôm nay, hãy gọi Hương Giang là hoa hậu. Nhưng cuộc thi hoa hậu này có quy mô như thế nào?

Spotlight của mạng xã hội sau đêm 9/3 vừa qua chính là Hương Giang. Cô nàng đã xuất sắc vượt qua hàng loạt những đại diện đến từ nhiều quốc gia, đoạt lấy vương miện cuộc thi Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2018 (Miss International Queen 2018).

Đây là thành quả của sự nỗ lực, tự tin, quyết tâm cao độ và vẻ đẹp tỏa sáng qua từng đêm thi của người đẹp chuyển giới. Hương Giang đã chính thức điền tên Việt Nam vào bản đồ Hoa hậu chuyển giới quốc tế, đồng thời trở thành một niềm tự hào cực lớn dành cho cộng đồng LGBT của Việt Nam.

Nhưng bên cạnh những lời ca tụng, nhiều người tỏ ra... hoài nghi, cho rằng đây chỉ là một cuộc thi "nhỏ" và không đáng tin cậy.

Vậy thực hư thế nào? Cuộc thi Miss International Queen mà Hương Giang vừa đăng quang có tầm vóc ra sao?

Miss International Queen - cuộc thi sắc đẹp danh giá bậc nhất dành cho cộng đồng người chuyển giới

Trên thế giới, những cuộc thi sắc đẹp nổi bật và uy tín nhất thuộc về các giải Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Quốc tế, Hoa hậu Trái đất và Hoa hậu thế giới. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có cho riêng mình hàng chục cuộc thi khác nhau, với quy mô nhỏ hơn và tiêu chí riêng biệt.

Giữa một rừng giải thưởng thi thố, mọi tiêu chí dường như chỉ mang tính tương đối mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta lại có thể khẳng định Miss International Queen (sau đây gọi tắt là MIQ) - hay còn gọi là cuộc thi Hoa hậu chuyển giới Quốc tế - là đấu trường sắc đẹp danh giá và uy tín bậc nhất dành cho cộng đồng người chuyển giới trên phạm vi toàn cầu.

miss-international-queen-2018-huong-giang-moi-doat-vuong-mien-la-mot-cuoc-thi-nhu-the-nao
Được thành lập lần đầu tiên vào năm 2004, cuộc thi được tổ chức thường niên tại Pattaya (Thái Lan), tại sân khấu thuộc quyền sở hữu của Tiffany's Show (công ty chuyên tổ chức các cuộc trình diễn dành cho người chuyển giới). Tiêu chí của cuộc thi là mong muốn gia tăng nhận thức cho công chúng và tìm lại sự bình đẳng cho cộng đồng LGBT và những người chuyển giới.

"(Mục đích MIQ là) muốn đem lại một cuộc thi tầm cỡ quốc tế cho những người chuyển giới trên toàn thế giới, đem lại một cơ hội giúp họ được chấp nhận trong xã hội hiện tại; gia tăng nhận thức về quyền con người trên cộng đồng quốc tế; và để giao thoa tư tưởng trong cộng đồng LGBT quốc tế" - đó là tiêu chí của cuộc thi đề ra.

miss-international-queen-2018-huong-giang-moi-doat-vuong-mien-la-mot-cuoc-thi-nhu-the-nao

 

miss-international-queen-2018-huong-giang-moi-doat-vuong-mien-la-mot-cuoc-thi-nhu-the-nao

 

miss-international-queen-2018-huong-giang-moi-doat-vuong-mien-la-mot-cuoc-thi-nhu-the-nao

 

miss-international-queen-2018-huong-giang-moi-doat-vuong-mien-la-mot-cuoc-thi-nhu-the-nao

Hình ảnh rạng ngời của Hương giang tại MIQ 2018

Đặc biệt, đây còn là một cuộc thi phi lợi nhuận. Toàn bộ số tiền thu được qua bản quyền truyền hình sẽ được ủng hộ cho Quỹ từ thiện AIDS của Hoàng gia tại Thái Lan.

Không phải ai cũng được quyền tham gia

Dĩ nhiên, mọi cuộc thi đều có quy định riêng, huống hồ là giải thưởng sắc đẹp uy tín bậc nhất của cộng đồng người chuyển giới.

Đầu tiên, người tham gia phải được sinh ra với giới tính là nam, nằm trong khoảng 18 - 35 tuổi và không nhất thiết phải thực hiện phẫu thuật chuyển giới.

Các thí sinh chỉ được phép đại diện cho một quốc gia, và trước đó phải đảm bảo chưa từng xuất hiện trong các văn hóa phẩm liên quan đến sex. Hoa hậu và Á hậu từ các cuộc thi trước cũng không được tham dự.

miss-international-queen-2018-huong-giang-moi-doat-vuong-mien-la-mot-cuoc-thi-nhu-the-nao

Hương Giang sẽ không được tham dự MIQ các năm tiếp theo sau khi trở thành hoa hậu

Cuộc thi sẽ diễn ra trong vòng 2 tuần, với các vòng hoạt động: chụp ảnh, trang phục (truyền thống, bikini...), dự tiệc tối với nhà bảo trợ, quan chức, phỏng vấn... Chỉ có 25 thì sinh được chọn tham dự đêm chung kết mà thôi.

Tuyển chọn khắt khe kèm quy mô lớn, giải thưởng của MIQ mang lại cũng khá ấn tượng. Đầu tiên, người đăng quang sẽ nhận được một chiếc vương miện.

Sau năm 2011, vương miện của MIQ được thiết kế lại với cảm hứng từ sự tái sinh của cánh bướm, và có trị giá khoảng hơn $10.000 (hơn 220 triệu đồng).

Tân hoa hậu cũng nhận được phần thưởng $12.500 (gần 300 triệu đồng) tiền mặt, một căn hộ hạng sang tại Wooland Resort với hạn sử dụng trong 1 năm đăng quang, và bất kỳ ca phẫu thuật thẩm mỹ nào nếu có nhu cầu.

Những tranh cãi xung quanh vấn đề chuyển giới với cộng đồng

Mục đích của MIQ được lập ra nhằm nhận thức cho công chúng và đòi lại quyền công bằng cho cộng đồng người chuyển giới.

Thế nhưng, sự kiện năm 2012 khiến con người ta phải đặt dấu hỏi lớn. Jenna Talackova - thí sinh tham dự MIQ 2010 đã quyết định đăng ký tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Canada. Cô bị loại vì bản chất sinh học khi ra đời là nam giới.

miss-international-queen-2018-huong-giang-moi-doat-vuong-mien-la-mot-cuoc-thi-nhu-the-nao

Jenna Talackova tại Miss Universe Canada 2012

Công chúng khi đó đã xảy ra tranh cãi kịch liệt. Talackova tham dự cuộc thi chuyển giới, cô được nhìn nhận là một phụ nữ. Và nếu là như vậy, cô có đủ mọi quyền để tham dự mọi cuộc thi sắc đẹp dành cho phụ nữ, bao gồm cả cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ.

Cộng đồng ủng hộ cô! Họ vận động tới hơn 20.000 người cùng ký vào một bức thư kiến nghị, để rồi Talackova được tham dự vòng loại Hoa hậu Hoàn vũ Canada sau rất nhiều tranh cãi.

Một ví dụ khác cũng gây tranh cãi về người chuyển giới, nhưng lần này do chính bản thân cuộc thi MIQ gây ra. Đó là sự kiện năm 2016, khi hoa hậu chuyển giới Jai Dara Latto bị tước vương miện.

Ban tổ chức cho rằng cô... chuyển giới "chưa đủ" khi không phải thời gian nào trong ngày cô cũng sống như một phụ nữ.

miss-international-queen-2018-huong-giang-moi-doat-vuong-mien-la-mot-cuoc-thi-nhu-the-nao

Jai Dara Latto - người đẹp chuyển giới bị tước vương miện năm 2016

Mọi chuyện bắt đầu khi một đoạn video về cảnh Latto đi lại với một chiếc boxer (quần lót dạng đùi của nam giới), thay vì loại nữ tính hơn của phụ nữ. Latto bị tước bỏ mọi quyền của một tân hoa hậu ngay thời điểm đó.

Cả hai trường hợp của Latto và Talackova khiến cho cộng đồng nảy ra nhiều tranh cãi. Phe ủng hộ thì cho rằng họ cũng là phụ nữ, có đủ mọi quyền của phụ nữ và phải được tham dự những cuộc thi sắc đẹp truyền thống.

Tuy nhiên, ý kiến khác lại phản đối điều đó, tin rằng các người đẹp chuyển giới chỉ nên tham dụ các cuộc thi cho người chuyển giới, vì họ đã phẫu thuật thẩm mỹ nên sẽ làm mất tính công bằng của cuộc thi.

Ngoài ra, một số người nêu ý kiến rằng tiêu chí tuyển chọn của MIQ cũng cần phải xem lại, nhằm tránh các trường hợp như Latto xảy ra một lần nữa.

TYPN

Theo Helino / Wikipedia, Sam United...