Mẹo bảo quản bánh chưng cho hương vị ngày Tết thêm đậm đà

Bánh chưng rất dễ bị thiu và mốc nếu không biết cách bảo quản. Dưới đây là một số mẹo để bạn bảo quản bánh chưng được lâu ngày nhất.

Tuân thủ nguyên tắc gói bánh và sau khi bánh chín

Lá dùng để gói bánh cần phải được rửa kỹ và để ráo nước. Bình thường mọi người không quen gói bằng lá dong đã được luộc, tuy nhiên, đó là cách giúp bánh có thể để được lâu hơn.

Sau khi bánh chưng đã được nấu chín, bạn nên rửa bánh lại bằng nước sạch. Như vậy, những nước nhớt khi luộc bánh sẽ không bị bám trên bề mặt vỏ, giữ cho bánh tránh được bị ôi thiu nhanh, nhất là khi thời tiết nắng nóng.

Ép bằng vật nặng để bánh nén chặt lại hơn. Bạn có thể dùng mâm hoặc vải nylon phủ lên trên, sau đó đặt vật nặng đè lên trên.

Treo bánh nơi thoáng mát

meo-bao-quan-banh-chung-cho-huong-vi-ngay-tet-them-dam-da

Ngoài việc tuân thủ nguyên tắc trong quá trình gói, nấu bánh, để bánh được lâu, các bà nội trợ nên chú ý công đoạn ép bánh và treo bánh sau khi luộc chín.

Thông thường, bánh sau khi luộc và ép sẽ được treo ở nơi thoáng mát, khô ráo không có bụi bặm và khói.

Bảo quản trong tủ lạnh

meo-bao-quan-banh-chung-cho-huong-vi-ngay-tet-them-dam-da

Ảnh minh họa

Do thời tiết ở nước ta nóng ẩm, bánh sẽ nhanh thiu và mốc. Vì vậy, bắt buộc bánh chưng phải bảo quản trong tủ lạnh mặc dù bánh nhanh cứng, hạt gạo bị co lại và hơi sượng. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải giữ lạnh, bạn có thể bảo quản bánh trong ngăn mát ở nhiệt độ 5-10 độ C.

Bánh để trong tủ lạnh có thể dùng đến đâu bóc vỏ và cắt bánh đến đó. Phần còn lại chưa dùng đến bọc lại bằng màng bọc thực phẩm, tránh để trần bánh sẽ nhanh cứng và có mùi thức ăn trong tủ ám vào mất ngon. Khi dùng bánh nên chiên rán lại hoặc hấp nóng.

Ngoài ra, để tránh việc bánh bị mốc, hỏng bạn không nên gói quá nhiều bánh chưng cùng một thời điểm, nếu ăn không kịp sẽ rất lãng phí. Khi phát hiện bánh đã bị mốc chúng ta không nên ăn nữa. Ăn bánh như vậy rất dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc.

Ảnh sưu tầm

Theo PhuNuNews