Lễ tạ mộ cuối năm nên hiểu và làm như thế nào cho đúng?

Tạ mộ, một phong tục truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên, đồng thời cầu mong các cụ phù hộ cho con cháu làm ăn có tài lộc trong năm mới.

Lễ tạ mộ cuối năm nên hiểu và làm như thế nào cho đúng?

Cuối năm, thời điểm bận rộn nhất trong năm với rất nhiều việc phải làm, người bận rộn lo toan công việc, người lo chăm chút, sửa sang nhà cửa. Thế nhưng, dù có bận bịu tới đâu người Việt cũng phải đi tạ mộ, một phong tục truyền thống, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, hướng lòng thành về tổ tiên, ông bà của con cháu thế hệ sau. Bên cạnh lễ tảo mộ, thì tạ mộ cũng là phong tục quan trọng không kém.

Lễ tạ mộ cuối năm nên hiểu và làm như thế nào cho đúng?
Ngày Tết, người người nhà nhà bận rộn nhưng vẫn không thể quên những phong tục truyền thống từ xưa. 

Nếu tảo mộ tức là quét dọn, tu sửa cho ngôi mộ, thì tạ mộ chính là lễ tạ ơn đối với những người đã khuất. Người đi tạ mộ không chỉ thể hiện lòng hiếu thuận đối với những người thân đã khuất mà còn tranh thủ sửa sang sạch đẹp mộ phần, thể hiện lòng hiếu thảo và mời gia tiên “về nhà” đón Tết. Đây cũng là nét đẹp trong văn hóa của người Việt và là niềm tin được truyền từ đời này sang đời khác vào năm mới sắp đến.

Lễ tạ mộ cuối năm nên hiểu và làm như thế nào cho đúng?
Tạ mộ không chỉ tỏ lòng hiếu thuận mà còn giúp con cháu có thể cầu mong các cụ phù hộ trong năm mới sắp tới. 

Phong tục tạ mộ thường được người Việt thực hiện vào dịp cuối năm âm lịch, trong những ngày giáp Tết khoảng từ sau lễ ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) đến 30 Tết. Việc tạ mộ Tổ tiên chủ yếu có lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ, mời gia tiên về đón năm mới. Làm lễ tạ mộ, người dân không nên hiểu là chỉ tạ các cụ nhà mình mà còn phải hiểu đủ là tạ ơn các bậc chư vị đã cho các cụ nương nhờ mảnh đất đó. 

Việc tạ mộ không nhất thiết phải làm “mâm cao cỗ đầy” mà chỉ cần sửa soạn lễ cúng gia tiên, bao gồm hương thơm, hoa, quả, trầu cau, một ít vàng mã và mâm cỗ chay hay mặn thì tùy vào từng gia đình. Mọi cái phải được bày biện cẩn thận rồi mang ra ngoài mộ hoặc bày lên bàn thờ gia tiên.

Lễ tạ mộ cuối năm nên hiểu và làm như thế nào cho đúng?
Gia chủ không nhất thiết phải chuẩn bị "mâm cao cỗ đầy" mà chỉ cần sắm lễ gồm hương, hoa, quả... Dù vậy nếu muốn, gia chủ vẫn có thể làm cỗ mặn thay vì cỗ chay như bình thường. 

Nên tạ mộ vào ngày nào?

Không có nhiều khắt khe trong việc chọn ngày tạ mộ. Thường nếu con cháu làm ăn xa nhà sẽ tập trung vào dịp Tết, cùng đi tạ mộ, sum họp gia đình. Nếu dòng họ tạ mộ theo tộc sẽ quy định một ngày chạp họ, để thân tộc cùng gặp mặt cuối năm tại nhà thờ họ để cúng lễ, dọn dẹp, trang hoàng… đón Tết. Thời gian thường sẽ rơi vào ngày nghỉ để mọi người trong dòng tộc có mặt đông đủ hơn. Thời gian tạ mộ cũng được chọn vào ngày từ 23 Tết đến 30 Tết âm lịch.

Lễ tạ mộ cuối năm nên hiểu và làm như thế nào cho đúng?
Thường lễ tạ mộ sẽ được tiến hành vào ngày nghỉ, ngày con cháu có mặt đông đủ trong khoảng thời gian từ 23 - 30 tháng Chạp.

Việc chính khi đi tạ mộ

Trong khi các cụ già sẽ lo cúng khấn tổ tiên nơi phần mộ thì con cháu đi cùng sẽ lo dọn dẹp sạch sẽ cho phong quang, thoáng đáng mộ phần của người đã mất. Là mộ đất có thể dọn dẹp thêm nhằm giảm bớt rắn, chuột đào hang, làm tổ như: đắp lại nấm cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại, cây hoang mọc trùm lên mộ. Đắp thêm đất lên mộ, sửa sang, quét dọn cho sang đẹp mộ tổ tiên, ông bà. Đặc biệt, nếu nhận thấy phần mộ có những dấu hiệu nứt nẻ, trũng thấp, cũng cần cho cải tạo, trùng tu lại ngay.

Lễ tạ mộ cuối năm nên hiểu và làm như thế nào cho đúng?
Cúng kiếng, dọn dẹp phần mộ cho sạch sẽ, thoáng đãng, đồng thời gia chủ cũng cần chú ý đến phần mộ xem có yên ổn hay xuất hiện dấu hiệu gì bất thường, tổn hại hay không. 

Sắm lễ tạ mộ

Theo quan niệm của người xưa, dịp này gia chủ có thể sắm lễ đơn giản hơn, mang đến trước mộ phần gồm: hương, nước, hoa tươi, trầu cau, hoa quả, thuốc lá, chè, rượu trắng (kèm thêm chén đựng rượu 5 cái), nến cốc màu đỏ. 

Lễ tạ mộ cuối năm nên hiểu và làm như thế nào cho đúng?

Phần sắm lễ tạ mộ tùy theo điều kiện, lòng thành của gia chủ. 

Lễ tạ mộ cuối năm nên hiểu và làm như thế nào cho đúng?
Sắm lễ không cần quá cầu kỳ, song việc sắp xếp, bày biện sao cho đúng, đẹp lại rất cần thiết. 

Ngoài ra, một điều cũng cần người làm lễ tạ mộ chú ý, đó là đồ dâng lễ phải phù hợp với phong tục địa phương. Nhiều nơi cũng khuyên nên tránh những đồ sát sinh để người dâng và nhận lễ thấy nhẹ nhàng, thanh thoát hơn. 

Lễ tạ mộ cuối năm nên hiểu và làm như thế nào cho đúng?
Sau khi mời các cụ "về" ăn Tết bên con cháu, gia chủ có thể bày biện "mâm cao cỗ đầy" để thết đãi các cụ. 

Trên đây là ý nghĩa và những điều cần làm, cần chú ý trong lễ tạ mộ. Đây là một phong tục tốt đẹp của người dân Việt Nam, hy vọng qua bài viết trên giúp bạn hiểu rõ và nắm vững thêm những việc cần làm để không làm mất đi tính thiêng liêng trong những buổi lễ quan trọng này.

(Ảnh: lichngaytot, vietnamnet)

Theo Bestie