Làm điều này với người đuối nước chẳng khác đẩy họ nhanh đến cái chết

Theo các chuyên gia để cứu bệnh nhân bị đuối nước, cần phải làm nhanh chóng khoảng thời gian từ 1 đến 4 phút khi cơn ngừng thở đầu tiên mới có hy vọng. Sơ cứu đuối nước sai cách càng thêm nguy hại tính mạng của họ.

Liên tiếp các vụ đuối nước ngày hè

Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn mới đây đã cấp cứu trường hợp bệnh nhi 5 tuổi trong tình trạng trạng mệt mỏi, khó thở, ho nhiều. Theo lời kể của gia đình, bé theo cha mẹ đến lớp đăng ký học bơi, trong khi cha mẹ đang trao đổi với thầy dạy bơi đã hiếu động nhảy ùm xuống bể và và bị đuối nước. May mắn cứu hộ bể bơi đã sơ cứu và chuyển ngay bé đến bệnh viện cấp cứu.

Kết quả chụp XQ cho thấy hình ảnh bệnh nhi bị viêm phổi phải. Sau 5 giờ điều trị tích cực, bé đã qua tình trạng nguy hiểm và tiếp tục chuyển lên điều trị taị khoa Nhi hô hấp. Tại đây, bé được điều trị tích cực bằng kháng sinh và bổ sung dinh dưỡng. Sau khi ổn định, bệnh nhân đã được xuất viện.

lam-dieu-nay-voi-nguoi-duoi-nuoc-chang-khac-day-ho-nhanh-den-cai-chet

Việc sơ cứu đúng cách khi thấy người đuối nước sẽ giúp nạn nhân không nguy hiểm tính mạng. ảnh minh họa

Thời gian vừa qua, tình trạng trẻ em bị đuối nước xảy ra nhiều tại nhiều tỉnh thành, đáng nói là không ít vụ đuối nước tập thể. Điều đáng tiếc hơn là có nhiều người không biết cách sơ cứu chính xác vì thế bỏ lỡ mất thời gian sơ cứu tốt nhất, để xảy ra những sai lầm đáng buồn.

Cách đây vài hôm, việc bé trai bị đuối nước ở công viên nước Thanh Hà (Quận Hà Đông, Hà Nội) cũng gây lo lắng cho nhiều người. Bởi thường các vụ đuối nước vẫn hay xẩy ra ở những sông, hồ… Bé trai sau khi được phát hiện có biểu hiện đuối nước đã nhanh chóng được vớt lên vờ và thông báo nhân viên bảo vệ. Dù được đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng tối cùng ngày, cháu bé có chuyển biến xấu và đã qua đời.

Điều nhất định nên nhớ khi sơ cứu người đuối nước

Theo tổ chức y tế thế giới , đuối nước là hiện tượng mà khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị nước xâm nhập vào dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh.

Theo Bs. Trần Văn Trung, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Nhi (BV Xanh Pôn), việc sơ cứu sớm và đúng cách ngay tại hiện trường là rất quan trọng để cứu sống trẻ và giảm thiểu các di chứng do thiếu oxy não. Một người khi đuối nước, phản xạ đầu tiên là bị co thắt thanh quản, ho làm nước và các chất bẩn, dị vật sặc vào phổi dẫn đến suy hô hấp, giảm oxy máu, thay đổi về khối lượng tuần hoàn. Sau đó sẽ có nhiễm khuẩn ở phổi. Nạn nhân khả năng tử vong cao và di chứng nặng nề nếu thời gian oxi thiếu dài.

Các bước sơ cứu người đuối nước mọi người cần nắm:

+ Sau khi đưa người bị đuối nước vào bờ, lập tức kiểm tra đường thở xem còn thở hay không.

+ Để nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn giúp nạn nhân có thể đẩy được nước ra ngoài.

+ Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, cần hồi sức tim, phổi bằng cách: đặt nạn nhân nằm ngửa, hồi sức hô hấp bằng cách lấy tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu rồi ngậm kín miệng nạn nhân thổi một hơi dài rồi buông ra. Tiếp tục làm thêm hai lần như vậy.

Sau đó tiến hành ép tim lồng ngực bằng cách đan hai tay vào nhau, đặt lên vị trí 1/3 xương ức về phía ngực trái và ép liên tục khoảng 30 lần. Luân phiên hai lần hồi sức hô hấp - 30 lần ép tim như vậy cho đến khi có nhân viên y tế hoặc người đưa đi cấp cứu ở các cơ sở y tế .

Bên cạnh đó cần tránh những sai lầm này để không làm nguy hiểm thêm tính mạng của người đuối nước:

+ Không dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy. Hành động này sẽ làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân, tống nước trong phổi ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực.

+ Thổi ngạt, ấn tim không đúng cách: dang 2 tay nạn nhân sang 2 bên rồi ép vào ngực để ấn tim mà không thổi ngạt. Động tác này không hiệu quả và làm chậm trong cấp cứu thổi ngạt - ấn tim làm cho não và các cơ quan bị thiếu oxy kéo dài.

Theo GiaDinh