Kinh hãi bị gãy 12 xương sườn do hô hấp nhân tạo sai cách, chuyên gia chỉ rõ sai lầm

Bác sĩ choáng váng khi phát hiện lồng ngực của bệnh nhân đã biến dạng, bẹp hẳn xuống vì 12 xương sườn bị gãy do được hô hấp nhân tạo sai cách.

Sự việc đau lòng xảy ra với người đàng ông họ Tạ (35 tuổi, Trung Quốc). Vốn mắc chứng thiếu máu cơ tim do hẹp động mạch vành thể co thắt, nhưng người đàn ông này vẫn chủ quan sinh hoạt đi lại bình thường.

Trong buổi đua xe, anh Tạ mất ý thức đột ngột, cơ thể co giật, môi tím tái, gọi hỏi không đáp ứng. Bạn bè vội vàng gọi cấp cứu đồng thời tiến hành hô hấp nhân tạo trong suốt đoạn đường tới viện.

kinh-hai-bi-gay-12-suong-suon-do-ho-hap-nhan-tao-sai-cach-chuyen-gia-chi-ro-sai-lam

Ảnh minh họa

Tại bệnh viện, bác sĩ đã choáng váng khi phát hiện lồng ngực của bệnh nhân đã biến dạng, bẹp hẳn xuống vì 12 xương sườn bị gãy. Nói về nguyên nhân tổn thương lồng ngực, các bác sĩ cho biết do người tham gia cấp cứu không có kiến thức cơ bản nên khiến bệnh nhân tổn thương lồng ngực.

Sau hơn một giờ tích cực cấp cứu, bệnh nhân đã tự thở và qua cơn nguy kịch. Các bác sĩ đánh giá sự phục hồi của bệnh nhân là kỳ tích.

Hô hấp nhân tạo đúng cách

kinh-hai-bi-gay-12-suong-suon-do-ho-hap-nhan-tao-sai-cach-chuyen-gia-chi-ro-sai-lam

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, chỉ thực hiện hô hấp nhân tạo cho người bị nạn khi tim còn đập. Trường hợp bạn không biết cách hô hấp nhân tạo, nếu có thể tốt nhất nên nhờ sự trợ giúp từ người khác, tránh thực hiện sai cách gây nguy hiểm cho người bệnh.

Khi nạn nhân gặp nạn, cần để nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng.

Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục hai hơi đối với người lớn, một hơi với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 - 30 lần.

Cách xoa bóp tim ngoài lồng ngực

kinh-hai-bi-gay-12-suong-suon-do-ho-hap-nhan-tao-sai-cach-chuyen-gia-chi-ro-sai-lam

Ảnh minh họa

Khi nạn nhân bị ngưng tim (áp tai vào lồng ngực không nghe tim đập và sờ mạch không thấy mạch đập), ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực.

Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra.

Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần/phút.

Khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở: Phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.

Sau khi bệnh nhân tự thở được cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Theo GiaDinh