Không tin nổi: Khoa học chứng minh ly hôn có thể lây nhau và câu trả lời khiến phụ nữ nào đọc xong cũng "gật gù"!

Ly hôn có lây nhau thật không? Nghe thì có vẻ buồn cười nhưng câu trả lời là CÓ.

Trên 1 diễn đàn dành cho phụ nữ các chị em cười ra nước mắt với tâm sự của 1 cô vợ:

"Trước giờ em chỉ thấy lây cúm, lây bệnh, ở gần thì lây tính cách, buồn ngủ thì lây cả ngáp chứ em chưa nghe thấy lây ly hôn bao giờ. Em thấy mấy chị bạn ở chỗ làm nói chuyện tưởng nói cho vui, đến khi chính em là người được trải nghiệm mới thấy đúng thật. Khi xung quanh mình người ta ly hôn nhiều quá rồi cái suy nghĩ ly hôn nó cứ thôi thúc em. Chồng em từng 1 lần 'bóc bánh trả tiền' nhưng em đã tha thứ. Lão ấy đúng là có lớn mà không có khôn, lấy chồng 8 năm, mới đẻ được 1 đứa nhưng ai cũng trêu em có 2 thằng con trai. Chồng em gần 40 tuổi rồi cứ rời công việc ra là cắm mặt vào game, không bao giờ đỡ đần vợ trừ khi được nhờ. Mà làm cái gì cũng như mèo mửa.

Hôm vừa rồi em đi cafe với bạn cũ, nó kể vợ chồng đang giải quyết các thủ tục. Em thấy lạ lắm vì trước giờ cuộc hôn nhân của nó khiến ai cũng phải ngưỡng mộ. Em hỏi lý do ly hôn thì nó bảo vì chồng nó không ngọt ngào, tình cảm bao giờ. Sống bao nhiêu năm với nhau mà như người máy nên bạn em không chịu nổi. Em nghĩ thầm nó mà trong cảnh như em khéo nó ly hôn 10 lần rồi.

Từ hôm ấy đến giờ em muốn bỏ chồng lắm, chả nhẽ nói với gia đình bố mẹ 2 bên là bọn con ly hôn vì anh ấy không chịu rửa bát, dọn nhà nấu cơm à? Làm sao để em bớt cái suy nghĩ ấy đây?".

Ly hôn có lây nhau thật không? Nghe thì có vẻ buồn cười nhưng câu trả lời là CÓ.

Theo nghiên cứu khoa học, ly hôn có thể lây truyền từ cặp vợ chồng này sang cặp vợ chồng khác. Thậm chí ngọn lửa ly hôn của người hàng xóm kế bên có thể bùng cháy vào nhà bạn! Tại sao lại có "bệnh lây lan ly hôn"?

Một nghiên cứu về "phong trào dễ lây lan" của ly hôn qua mạng xã hội đã khiến nhiều người bán tín bán nghi. Các nhà khoa học từ Brown, Harvard và Đại học California, San Diego đã thông báo dựa trên 30 năm nghiên cứu.

Kết quả cho thấy nếu bạn thân ly hôn, tỷ lệ ly hôn giữa các cặp đôi sẽ tăng 75%; hiệu ứng lan truyền tin tức ly hôn đến bạn bè của bạn bè thông qua những lời đàm tiếu cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của 30 người, thậm chí còn tăng lên.

Vậy làm thế nào để thay đổi cục diện và "phòng" trước khi bạn bị "lây"?

Nghi ngờ là kẻ giết chết hôn nhân lớn nhất

Các nhà tâm lý học tại Đại học Denver, Mỹ nói rằng, các cặp vợ chồng tìm đến văn phòng tư vấn, họ đã rất đau khổ khi tính đến chuyện ly hôn. Nỗi đau "không biết phải làm sao sau này" dường như càng đẩy nhanh sự xa cách của vợ chồng. "Bản chất con người là muốn nắm bắt mọi thứ, cho nên ý định này sẽ tiếp tục mài mòn ý chí của mỗi người, khiến họ không chịu nổi mà chỉ muốn giải thoát", chuyên gia cho biết.

Một nhóm các nhà tâm lý học cũng phát hiện ra rằng những sự kiện gây ra loạt thay đổi trong cuộc sống, chẳng hạn như mang thai hoặc những lý do tồn tại ngay từ khi mới kết hôn bao gồm: Quen biết một số người đã ly hôn, có xu hướng ghen tuông và lúc đầu là do lừa dối hoặc bị dụ dỗ mới cưới ... sẽ dễ khiến một trong hai người nghi ngờ tình cảm của nhau.

Sự không chắc chắn này xuất phát từ lời hứa hôn nhân không ổn định, dễ khiến đôi bên nghĩ xấu khi có những tương tác tiêu cực. Bởi vì sự bất đồng về nhận thức, cộng với những câu hỏi trên MXH, bắt đầu tán tỉnh nhau trong văn phòng, tìm kiếm bạn đời trên Tinder và những câu chuyện bóc phốt xảy ra hàng ngày… Tất cả có thể đẩy cuộc hôn nhân đi đến chỗ chết.

Sự đổ vỡ của một cuộc hôn nhân không phải là trách nhiệm duy nhất

Các nhà tâm lý học tin rằng các cặp vợ chồng cần sử dụng những phương pháp để xác nhận một cách công khai những nghi ngờ của họ về nhau đến từ đâu, và liệu họ có còn sẵn sàng vun đắp cho cuộc hôn nhân của mình hay không.

Chuyên gia cho biết, những cặp đôi vỡ mộng với cuộc hôn nhân của họ thường muốn quy kết cho những yếu tố bất khả kháng, đổ hết lỗi cho nhau hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh. Những sai lầm tạo ra sự nhượng bộ nghiêm trọng.

Nhưng trên thực tế, có một sự thật mà các cặp đôi thường hay quên: Đại đa số các vấn đề trong hôn nhân là trách nhiệm của cả hai bên.

khong-tin-noi-khoa-hoc-chung-minh-ly-hon-co-the-lay-nhau-va-cau-tra-loi-khien-phu-nu-nao-doc-xong-cung-gat-gu

Ảnh minh họa

Ai cũng cần một người bạn đồng hành

Ở thời đại công nghệ này, ai cũng luôn bận rộn, mất tập trung và hầu như không có thời gian để chia sẻ những gì họ thực sự muốn trong cuộc sống, chưa nói đến việc chủ động nuôi dưỡng cảm xúc của nhau. Điều này khiến nhiều đối tác không hài lòng với nhau và giao tiếp kém. Dần dần hôn nhân đã trở nên vô giá trị, chúng ta còn cần nó nữa không?

Nhà tâm lý học Su Jansen, tác giả cuốn "Tình yêu: Cuộc cách mạng khoa học mới về mối quan hệ " tin rằng việc từ chối hôn nhân là điều không hợp lý.

Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, điều tốt nhất nên làm với bản thân là tìm một người trưởng thành xứng đáng để yêu thương và gắn kết. Đặc biệt là xã hội của chúng ta ngày càng trở nên cô đơn, vì vậy chúng ta sẽ càng cần sự hiện diện của người bạn đời hơn.

Giao tiếp nhiều hơn với đối tác của bạn

Giáo sư Dahti, người đã kết hôn 45 năm cho biết: "Hôn nhân giống như một hố lửa, ai rồi cũng sẽ tan vào một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, càng hiểu rõ về bản thân và càng được là chính mình, chúng ta càng có thể đương đầu với sức nóng của nó".

Vì vậy, khi đối mặt với sự tấn công của căn bệnh truyền nhiễm ly hôn, đừng chọn cách im lặng vì sợ hãi hay thiếu hiểu biết, hãy cố gắng đối thoại với bạn đời để hiểu được cảm xúc và kỳ vọng của nhau về hôn nhân cho dù nó là tốt hay không.

Cuối cùng, các chuyên gia gợi ý rằng bằng cách thể hiện công khai hành động vợ chồng như một, hãy cùng nhau làm nhiều việc để gắn kết. Chẳng hạn như cùng nhau trồng một cây nhỏ trong vườn, cùng nhau quan sát sự phát triển của nó và tưởng tượng về tương lai của nó. Chỉ cần tìm được cách "chữa trị" cho nhau, "bệnh truyền nhiễm" thực ra không phải chuyện lớn!

Theo Pháp luật và bạn đọc