Kem đánh răng làm trắng có thể gây 'cụt răng'

Đánh răng bằng than hoạt tính hoặc kem đánh răng làm trắng răng có thể làm xói mòn men răng, gây tổn thương không thể khắc phục.

Nha sĩ Rhona Eskander, nha sĩ thẩm mỹ tại Kensington, Chelsea (Anh) cảnh báo, việc lạm dụng kem đánh răng làm trắng có thể gây nguy hiểm cho người dùng. Cô cho biết, ngay cả kem đánh răng được bán tại các siêu thị cũng có thể mài mòn các lớp men răng quan trọng.

Kem đánh răng với than hoạt tính đã trở thành một xu hướng mới trong những năm qua. Các nhà sản xuất quảng cáo chúng có khả năng làm trắng răng. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại kem đánh răng thương hiệu đang được bán trên thị trường với công dụng làm trắng răng, chúng đều có thể làm hỏng men răng.

Nguyên nhân là do nhiều loại kem đánh răng có chứa chất mài mòn, là những hạt nhỏ có trong kem đánh răng nhằm loại bỏ các mảnh vụn và vết bẩn thực phẩm bám trên răng.

Kem đánh răng làm trắng có thể gây 'cụt răng'

 Kem đánh răng làm trắng răng có thể làm xói mòn men răng, gây tổn thương khó hồi phục

Nha sĩ Eskander cho biết mặc dù đây là một thành phần chính của thuốc đánh răng, nhưng nó có thể gây ra hại nếu người dùng lạm dụng chúng để tẩy các vết bẩn trên răng. Cô cũng nói thêm: “Bệnh nhân không nhận thức được tác hại của kem đánh răng mài mòn men răng. Kem đánh răng có chứa các hạt siêu nhỏ có thể làm mòn men răng. Hơn nữa, người tiêu dùng gần đây có xu hướng tránh sử dụng kem đánh răng có chất fluoride. Điều này có nghĩa là các lợi ích bảo vệ đang bị bỏ qua”

Mặc dù sử dụng quá nhiều florua có thể làm hỏng răng và làm mất màu răng, nhưng điều quan trọng là người lớn phải sử dụng kem đánh răng có chứa khoáng chất. Florua là một khoáng chất tự nhiên được tìm thấy trong nước, ở một số khu vực, nó được bổ sung vào nước uống ở mức thấp, và được chứng minh có thể giúp giảm sâu răng. Nhưng một số người không hiểu rõ ràng về hóa chất và lựa chọn kem đánh răng không chứa fluoride.

Trong những năm 1930, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người lớn lên uống nước có chất fluoride tự nhiên có nguy có sâu răng ít hơn 2/3 lần so với những người sống ở những khu vực không có nước có chất fluoride.

Theo VietQ