'Học đâu quên đấy' thì cần áp dụng những cách này cho đầu óc minh mẫn

"Học trước quên sau" hay "học đâu quên đấy" là tình cảnh mà rất nhiều người - kể cả học sinh, sinh viên hay những người đã đi làm - đều đã từng trải qua. Vậy phải làm thế nào để có thể nhớ mà quên "ít" hơn bình thường?

Nhiều người vẫn tưởng rằng chúng ta mới chỉ khai thác được 10% não bộ, nhưng sự thực thì không phải thế. Bất kỳ công việc nào bạn làm cũng đỏi hỏi nhiều bộ phận khác nhau trong não bộ vận hành. Hay nói cách khác, não bộ luôn phải vận hành hết công suất. Nếu cứ liên tục nạp thông tin trong tình trạng ấy, não sẽ bị quá tải. Do đó, tạo hóa đã để lại cho chúng ta một cơ chế tự vệ, đó là... xóa bớt những thông tin được đánh giá là vô dụng. Hầu hết chúng ta chỉ sử dụng trí nhớ mà ít khi "bảo trì" nó.

Hãy tưởng tượng, hiện tượng "học đâu quên đấy" cũng giống như tình trạng não của chúng ta như vòi nước bị rò rỉ, nếu trí nhớ không được chặn lại thì bao nhiêu thông tin sẽ đi vào và rỉ ra hết. Dưới đây là những bí kíp giúp bạn thu giữ được hầu hết lượng thông tin đã tiếp nhận, giúp đầu óc minh mẫn hơn hẳn!

Tránh ăn quá béo, hoặc quá ngọt

Học đâu quên đấy thì cần áp dụng những cách này cho đầu óc minh mẫn

Một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng nhiều ngũ cốc nguyên cám, protein, hoa quả và rau xanh.Tránh ăn quá béo hay quá ngọt sẽ rất có lợi cho trí não của bạn. Đồng thời, nó cũng giúp bạn kiểm soát tốt cân nặng.

Đặc biệt, ăn nhiều rau có lá xanh đậm, quả việt quất, quả lựu và nho - những loại quả chứa nhiều chất chống ôxy hóa có tác dụng bảo vệ tế bào não. Bạn cũng nên ăn những loại cá như cá hồi, cá mòi và cá thu khoảng 2 lần/tuần. Chúng chứa rất nhiều axit béo omega 3, bao gồm DHA giúp hỗ trợ sự truyền tải thông tin giữa các tế bào não.

Thức dậy muộn một chút

Học đâu quên đấy thì cần áp dụng những cách này cho đầu óc minh mẫn

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc giúp não bộ ghi nhớ thông tin. Nếu không nghỉ ngơi đủ thời gian cần thiết, bạn sẽ không thể tập trung và chú ý, điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập và ghi nhớ của bạn.

Hãy cố gắng ngủ sớm để dậy sớm hoặc nếu phải thức khuya thì bạn có thể thức dậy muộn hơn một chút sẽ tốt hơn cho bộ não. Bạn cần tránh bị rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, mất ngủ thường xuyên hoặc phiền muộn vì chúng sẽ thúc đẩy quá trình suy giảm trí nhớ diễn ra nhanh hơn.

Tập thể dục

Học đâu quên đấy thì cần áp dụng những cách này cho đầu óc minh mẫn

Các nhà khoa học cho biết, việc tập thể dục thường xuyên sẽ thúc đẩy quá trình sản sinh các nơron thần kinh mới tại vùng não trung tâm, là vùng não kiểm soát chức năng ghi nhớ và chức năng nhận thức của con người, giúp cải thiện quá trình máu lưu thông lên não, phục hồi đáng kể chức năng ghi nhớ của não bộ.

Bên cạnh đó, quá trình tập luyện giúp tim đập nhanh hơn, có lợi cho trí óc và tăng khả năng tập trung. Ngay cả khi thời gian biểu của bạn đã kín thì bạn cũng nên tranh thủ đi dạo với bạn bè thay vì nói chuyện qua điện thoại, hoặc đi bộ tới cửa hàng mua sắm thay vì lái xe.

Hãy chia sẻ với ai đó về vấn đề mà bạn muốn ghi nhớ

Học đâu quên đấy thì cần áp dụng những cách này cho đầu óc minh mẫn

Kể cho ai đó nghe về nội dung cuốn sách, những thắc mắc của bản thân về một bài học... cũng là một cách thông minh để "nhớ bài". Việc nói ra miệng sẽ giúp cho các thông tin được “mã hóa” dễ dàng hơn, hoặc liên kết dễ dàng hơn với những thông tin đã có sẵn trong bộ nhớ.

Sử dụng khả năng này, trí nhớ của bạn không chỉ truyền đạt đi thông tin mà còn chuyển tải cả những cảm xúc đa dạng, phong phú - thật khác xa với kiểu trí nhớ của máy tính: chất chứa vô số thông tin, nhưng lại thiếu những cảm xúc mang tính nhân bản.

Tự tin vào khả năng ghi nhớ của bản thân

Học đâu quên đấy thì cần áp dụng những cách này cho đầu óc minh mẫn

Việc bạn tin vào bản thân cũng thực sự ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của chính bạn. Cũng như thi đấu thể thao, bạn chỉ làm được khi bạn tin tưởng vào bản thân.

Áp dụng chiến thuật "bò gặm cỏ nhai lại"

Học đâu quên đấy thì cần áp dụng những cách này cho đầu óc minh mẫn

Theo một nghiên cứu cho thấy, chúng ta bắt đầu “quên ngay sau khi học”. Chỉ trong vòng vài giờ, ta không còn có thể nhắc lại 70 - 80% dung lượng thông tin một cách thông suốt dễ dàng. Để cài dữ liệu chắc chắn vào bộ nhớ, bạn cần tái khởi động ôn lại ngay.

Thông tin đã nằm sẵn trong não sẽ được lấy ra, trả vào bộ nhớ, tạo cho nó “hạn sử dụng” lâu hơn. Bạn có thể tăng cường khả năng lưu trữ lâu dài bằng cách học thuộc những dữ liệu đơn giản trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, bạn phải nhắc lại thông tin ngay lập tức vào sáng hôm sau, lúc tỉnh dậy.

-  Đừng “học vẹt” mà hãy cố gắng vừa học vừa hiểu vì thông tin chúng ta hiểu được có thể ghi nhớ nhanh hơn gấp 9 lần.

- Hãy biết đặt ưu tiên của mình trong việc học cho chuẩn xác. Chỉ nên học những thông tin cần thiết và đừng cố ôm đồm mọi thứ.

- Cố gắng đọc nhiều chủ đề khác nhau. Nhớ nhé, các ký ức tương tự như nhau có thể bị trộn lẫn thành một mớ hỗn độn, và chúng ta sẽ quên rất nhanh.

- Lưu ý với bạn là những thứ học đầu tiên và cuối cùng bao giờ cũng dễ nhớ nhất.

- Hãy học những thứ đối lập. Ví dụ, khi học một ngôn ngữ mới, hãy học những cặp từ đối lập như: ngày - đêm, tối - sáng vì các từ đối lập sẽ dễ nhớ hơn.

- Hãy kết nối những thứ cần nhớ đến ngoại cảnh. Ví dụ bạn đang ở trong một căn phòng, hãy thử kết nối các kiến thức với thứ gì đó trong phòng. Sau đó, chỉ cần nhớ về căn phòng đó là bạn có thể nhớ lại được nhiều kiến thức ngay.

- Nếu phải nhớ quá nhiều thông tin, hãy thử sắp xếp nó vào một câu chuyện nào đó. Nhưng việc này không phải xếp bừa mà những thứ cần nhớ sẽ được đặt vào các đoạn ghi chú quan trọng.

- Bạn cũng có thể ghi âm những thông tin cần học rồi nghe lại. Phương pháp này phù hợp với những người có khả năng tiếp thu khi nghe giảng tốt.

- Bạn cũng có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi học. Đây là cách kích hoạt cái gọi là “trí nhớ cơ bắp” để gợi nhớ sau này dễ hơn.

- Hãy chọn nguồn thông tin chuẩn nhất. Theo đó, đừng dùng sách hoặc các phương pháp quá cũ. Mọi thứ có thể đã thay đổi theo thời gian, nên bạn cũng đừng phí công vào những kiến thức chưa chắc đã được sử dụng.

Hi vọng những thông tin như trên sẽ giúp bạn khắc phục ngay tình trạng “học trước quên sau” của mình và ghi nhớ mọi việc luôn siêu như một chiếc máy tính!

Ảnh: Internet

Theo Bestie