Hoại tử ruột do ăn thịt lợn nhiễm bệnh

Mới đây một cụ bà 83 tuổi đã bị thủng ruột, nhiễm độc từ vi khuẩn lostridial perfingens trong thịt lợn bị nhiễm bệnh.

Người nhà cho biết, bà cụ có tiền sử tăng huyết áp, viêm đa khớp, điều trị không theo đơn, đã phẫu thuật thay khớp háng hai bên. Trước khi vào viện, bà đau bụng dữ dội sau khi ăn thịt lợn nhưng không đi khám, ở nhà tự uống thuốc.

Thông tin thêm về bệnh nhân trên, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc, thủng ruột, viêm ruột hoại tử, tình trạng rất nặng. Nguyên nhân do nhiễm độc tố từ vi khuẩn Clostridial perfingens trong thịt lợn bị nhiễm bệnh.

Viêm ruột hoại tử là bệnh thường gặp hơn ở trẻ em, ở người lớn rất hiếm gặp. Bệnh nhân cao tuổi, nhiều bệnh nền, đang điều trị corticoid kéo dài lại đến viện muộn nên nhiều biến chứng. Ổ bụng bệnh nhân nhiều dịch mủ, hoại tử ruột non, nếu không cắt thì có thể phát sinh ổ hoại tử mới. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định cắt đoạn ruột non dài 80 cm, làm hậu môn nhân tạo và xử lý tình trạng nhiễm trùng cho người bệnh.

hoai-tu-ruot-do-an-thit-lon-nhiem-benh

 Ăn phải thịt lợn nhiễm khuẩn Clostridial perfingens bà cụ bị nhiễm độc nặng

Được biết, vi khuẩn Clostridium perfringens (C. perfringens) là một loại vi khuẩn gram dương hình thành bào tử được tìm thấy trong nhiều nguồn môi trường cũng như trong ruột của người và động vật. C. perfringens thường được tìm thấy trên thịt và gia cầm sống. Nó phát triển trong điều kiện có rất ít hoặc không có oxy, và trong điều kiện lý tưởng có thể nhân lên rất nhanh. Một số chủng C. perfringens tạo ra độc tố trong ruột gây bệnh.

Thịt bò, thịt gia cầm, nước thịt và thực phẩm khô hoặc nấu chín là nguồn lây nhiễm C. perfringens phổ biến. Nhiễm C. perfringens thường xảy ra khi thực phẩm được chuẩn bị với số lượng lớn và giữ ấm trong một thời gian dài trước khi chế biến. Bùng phát thường xảy ra trong các tổ chức, chẳng hạn như bệnh viện, nhà ăn ở trường, nhà tù và viện dưỡng lão, hoặc tại các sự kiện với thức ăn được phục vụ.

Những người bị nhiễm C. perfringens bị tiêu chảy và chuột rút bụng trong vòng 6 đến 24 giờ (thường là 8 đến 12 giờ). Bệnh thường bắt đầu đột ngột và kéo dài dưới 24 giờ. Những người bị nhiễm C. perfringens thường không bị sốt hoặc nôn. Bệnh không truyền từ người này sang người khác.

Mọi người đều dễ bị ngộ độc thực phẩm từ C. perfringens. Trẻ em và người già là đối tượng có nguy cơ cao nhất của C. perfringens nhiễm trùng và có thể có những triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Các biến chứng, bao gồm mất nước, có thể xảy ra trong trường hợp nghiêm trọng.

Do đó, theo các bác sĩ khuyến cáo, người tiêu dùng nên tự bảo vệ sức khỏe, không ăn thực phẩm sống như nem chua, thịt tái, rau sống không bảo đảm vệ sinh. Không ăn tiết canh và thịt lợn chưa được nấu chín, không ăn thịt lợn có màu đỏ khác thường như xuất huyết hoặc phù nề. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn. Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, lợn chết. Khi có các dấu hiệu đau bụng, nôn, bí trung đại tiện kèm các triệu chứng như sốt, mệt mỏi... phải nhanh chóng vào bệnh viện để điều trị kịp thời.

Theo VietQ