Hoa chuối - 'thần dược' chữa đau dạ dày bạn phải nhớ

Bạn nào bị đau dạ dày thì hãy chú ý sử dụng hoa chuối để hỗ trợ chữa trị nhé.

Theo Y học cổ truyền, hoa chuối có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng bình can tiêu ứ, thông kinh lạc và thường được dùng để chữa các chứng bệnh như ợ chua, đầy hơi chướng bụng, rối loạn kinh nguyệt, lợi xương tủy…

Ngoài ra, trong hoa chuối có rất nhiều chất xơ và lành hơn vì loại cây này ít sâu bệnh nên không bị phun hóa chất trừ sâu như các loại rau khác.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng hoa chuối còn được sử dụng như một món ăn - bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày cực hiệu quả.

Hoa chuối chữa đau dạ dày

Hoa chuối - 'thần dược' chữa đau dạ dày bạn phải nhớ

Hoa chuối giúp hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày.

Bài thuốc 1

Ở bài thuốc này, ngoài hoa chuối, bạn cần chuẩn bị thêm 1 loại nguyên liệu đó chính là hoa trà. Tuy nhiên, cần phải lưu ý, bài thuốc này chỉ phát huy hiệu quả khi bạn lựa đúng loại hoa trà sống trên cây tiêu (có thể tìm mua tại các nhà thuốc Bắc).

Mỗi vị thuốc lấy khoảng 15gr, cho toàn bộ vào trong nồi, sắc với nước, sau đó, chắt lấy nước uống hằng ngày. Kiên trì áp dụng trong 10 ngày, các triệu chứng đau dạ dày sẽ thuyên giảm.

Bài thuốc 2

Nếu bạn không tìm thấy hoa trà kí sinh trên cây tiêu, đừng quá lo lắng, vẫn còn thêm 1 cách đơn giản hơn nhiều giúp bạn điều trị căn bệnh đau dạ dày rất hiệu quả. Tuy nhiên, so với cách trên, phương pháp này tốn nhiều thời gian của bạn hơn.

Hoa chuối thái nhỏ, cho vào nước rửa sạch và nấu chung với gạo tẻ thành cháo, có thể thêm vào tí muối cho dễ ăn. Thực hiện liên tục trong vòng 1 0-15 ngày sẽ thấy ngay hiệu quả.

Mẹo nhỏ bạn cần phải nhớ

– Hạn chế thức khuya, suy nghĩ, làm việc căng thẳng… một khi bạn khắc phục được tình trạng này, niêm mạc dạ dày của bạn sẽ được bảo vệ trước những tổn thương.

– Không được bỏ qua bữa ăn sáng, kèm theo đó, hãy ăn đầy đủ, đúng bữa, đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ…

– Hãy thêm rau xanh vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày, nói không với các thức ăn, nước uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê… Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao như đi bộ, đạp xe…

– Nếu bạn không muốn bao tử của mình bị hành hạ ngày càng nghiêm trọng, tuyệt đối không tiêu thụ các loại thức ăn cay như ớt, tiêu, sa tế…

Chúc bạn sống vui khỏe với các gợi ý trên.

Theo tieudung

------------------------

Xem thêm:

Để đau dạ dày không chuyển thành ung thư bạn phải làm ngay điều này

Một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày là tình trạng viêm đau dạ dày mãn tính.

Vì thế, nếu không điều trị viêm đau dạ dày đúng cách có thể dẫn tới ung thư. Ít ai ngờ rằng những người bị ung thư dạ dày thường có tiền sử đau dạ dày mãn tính. Các vết loét, viêm nhiễm là tiền đề cho sự phát triển của các tế bào ung thư sau này.

Do đó, để làm được công tác phòng ngừa thì phải quan tâm đến dạ dày của bạn ngay khi chúng mắc những cơn đau nhẹ nhất. Hãy luôn nhớ rằng biến chứng của đau dạ dày không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ. Chúng có thể cướp đi tính mạng của bất cứ ai vào bất cứ lúc nào nếu như họ chủ quan và xem thường.

Ngay khi có triệu chứng đau dạ dày thì phải chữa trị dứt điểm bằng những phương pháp thích hợp.

Để phòng bệnh, mọi người cần lưu ý chế độ ăn uống cũng như kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đặc biệt, cần kiểm tra (nội soi) dạ dày định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ ở những người có nguy cơ cao như tiền sử gia đình có người ung thư dạ dày, bị nhiễm vi khuẩn Helicopacter Pylori.

Để đau dạ dày không chuyển thành ung thư bạn phải làm ngay điều này

Chế độ ăn uống rất quan trọng

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bị đau dạ dày cần hạn chế ăn các thực phẩm hun khói, ướp nhiều muối, các loại dưa, mắm... Nên ăn nhiều rau, trái cây, ngừng hút thuốc lá, uống rượu bia.

Người bị đau dạ dày cũng nên ăn uống điều độ, đúng giờ, có lợi cho tiêu hóa.

Bạn cần nhớ rằng, chế độ ăn cũng quan trọng giống như thuốc chữa bệnh. Nếu uống thuốc mà vẫn không ăn theo chế độ thì rất khó để điều trị hiệu quả.

Người đau dạ dày nên uống nước vào lúc sáng sớm và chú ý giữ ấm bụng bởi đây là vùng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi.

Cách ăn cũng rất quan trọng

Người đau dạ dày nên ăn chậm, nhai kỹ để nước bọt tiết ra nhiều hơn, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Đặc biệt, việc ăn đúng giờ, đủ lượng vô cùng quan trọng. Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.

Không quên tầm soát ung thư dạ dày

Viêm đau dạ dày là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư. Vì thế, người bệnh cũng nên kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ để biết được những bất thường trong cơ thể và có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả. Ung thư không phải “án tử”, nếu chữa trị kịp thời sẽ hiệu quả, thậm chí có chữa khỏi bệnh.

Khoảng 20% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, tá tràng nhưng không hề có triệu chứng. Chỉ đến khi người bệnh vào viện vì các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị, phải nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh.

Biến chứng của các bệnh lý trên ở dạ dày mà không được điều trị hoặc điều trị không đến nơi đến chốn có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Do đó bạn cần có chế độ ăn uống, rèn luyện hợp lý và đi khám dạ dày định kỳ 3-6 tháng để tầm soát ung thư dạ dày.

Theo Vietnamnet