Hậu quả không ngờ khi ai cũng súc miệng dưới vòi hoa sen, mở cửa nhà vệ sinh, quên đóng nắp bồn cầu

Chỉ là nơi khá nhỏ hẹp cho những sinh hoạt cá nhân nhưng nhà vệ sinh lại là nơi tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cao nhất trong nhà đặc biệt khi mắc phải các thói quen sai lầm.

Thói quen 1. Đặt chất bớt mùi hôi trong nhà vệ sinh

Đây có thể nói là thói quen rất được mọi các chị em nội trợ ưa thích. Nhà vệ sinh vốn là nơi ẩm thấp, nhiều uế khí nên vấn đề khử mùi rất đáng được quan tâm.

Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm khử mùi như sáp thơm, nước xịt thơm, long não mặc dù đúng thật chúng làm át đi mùi khó chịu và tạo không gian thơm tho cho nơi vệ sinh, nhưng đa số các chất mang hương thơm nhân tạo này đều là các thành phần hóa học, hít vào cơ thể lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.

Vì thế, việc tạo hương thơm trong nhà vệ sinh kỳ thực không phải là giải pháp tối ưu, quan trọng vẫn là bạn giữ cho không gian nhỏ này luôn sạch sẽ, thoáng khí, tạo điều kiện trao đổi với không khí bên ngoài và khiến cho các uế khí thoát ra.

Hậu quả không ngờ khi ai cũng súc miệng dưới vòi hoa sen, mở cửa nhà vệ sinh, quên đóng nắp bồn cầu

Thói quen 2: Thường xuyên mở cửa nhà vệ sinh để giữ thông gió

Nhiều người sẽ phản bác rằng nếu nhà vệ sinh không nên đặt sản phẩm thơm để khử mùi vậy thì làm sao để xử lý các mùi hôi khó chịu? 

Nếu bạn mở cửa trong thời gian dài, không khí trong lành bên ngoài có thể đi vào nhưng đồng thời những vi khuẩn, độc bệnh tiềm ẩn bên trong nhà vệ sinh cũng trực tiếp vượt qua cửa chính mà tản phát khắp nhà, hình thành một vòng tuần hoàn vô cùng có hại cho cả không gian sống.

Thói quen này khiến cho các thành viên trong gia đình dễ mắc các bệnh về da và đường hô hấp v.v…

Nhà vệ sinh đương nhiên phải giữ sự lưu thông không khí tốt, nhưng để tránh tình trạng lợi bất cập hại thì tốt nhất bạn không nên mở cửa ra vào, chỉ nên mở cửa sổ để không khí có thể trao đổi với bên ngoài mà không ảnh hưởng xấu đến luồng khí trong các gian phòng khác.

Nếu nhà vệ sinh của bạn không có cửa sổ, trước hết hãy lắp đặt hệ thống cánh quạt thông gió công suất cao và tính năng tốt.

Khi đang sinh hoạt trong nhà vệ sinh, bạn nên khởi động quạt và ngay cả sau khi đã đi vệ sinh xong vẫn nên để quạt hoạt động thêm một chút nữa để thải những khí bẩn ra ngoài.

Hậu quả không ngờ khi ai cũng súc miệng dưới vòi hoa sen, mở cửa nhà vệ sinh, quên đóng nắp bồn cầu

Thói quen 3: Bảo quản các sản phẩm hóa học ngay trong nhà vệ sinh

Đây cũng là thói quen rất nhiều người mắc phải vì để tiết kiệm không gian và thời gian trong quá trình sử dụng.

Các sản phẩm có nhiều thành phần hóa học như nước tẩy, dung dịch khử trùng, nước lau nhà v.v… nếu đặt ngay trong nhà vệ sinh với không gian chật hẹp sẽ khó tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất này, có thể gây ra ảnh hưởng không tốt cho da và sức khỏe.

Ngoài ra, nếu nhà vệ sinh quá nhỏ, không khí lại không lưu thông tốt, độ ẩm và nhiệt độ đều cao kết hợp với lượng hơi hóa học thoát ra từ các sản phẩm tẩy rửa này sẽ khiến không khí càng ô nhiễm nặng nề hơn.

Bên cạnh đó, một số dung dịch hóa học khi hòa lẫn với nhau còn có thể sinh ra khí độc mạnh, con người hít phải trong thời gian dài sẽ làm tổn thương nghiêm trọng cho đường hô hấp.

Vì vậy, bên trong nhà vệ sinh không nên đặt quá nhiều sản phẩm hóa học, mỗi loại chất tẩy rửa hay khử trùng đều nên bảo quan riêng biệt, tránh gây các tác dụng không mong muốn.

Hậu quả không ngờ khi ai cũng súc miệng dưới vòi hoa sen, mở cửa nhà vệ sinh, quên đóng nắp bồn cầu

Thói quen 4: Súc miệng khi tắm, há miệng dưới vòi sen.

Thói quen ca hát hay thậm chí có người còn thích há họng để nước từ vòi sen chảy vào như một cách “súc miệng” trong lúc tắm nhìn bề ngoài có vẻ vô hại.

Tuy nhiên, các nhà khoa học và y học lại khuyến cáo rằng, mọi hoạt động cần phải “mở miệng” tốt nhất nên làm ở bên ngoài nhà vệ sinh.

Vòi sen trong nhà vệ sinh kỳ thực là nơi lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi, máy nước nóng cũng là nơi tiềm ẩn nhiều khuẩn bệnh nhất, chưa kể các ngõ ngách khác trong nhà vệ sinh.

Vì vậy, thói quen để nước chảy vào miệng vào lúc tắm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Hậu quả không ngờ khi ai cũng súc miệng dưới vòi hoa sen, mở cửa nhà vệ sinh, quên đóng nắp bồn cầu

Thói quen 5: Quên đóng nắp bồn cầu

Không ít người sau khi tiểu tiện hay đại tiện xong thì thuận tay gạt nước bồn cầu coi như xong. Kỳ thực, cho dù bận rộn thế nào, bạn cũng nên tập thói quen đóng nắp bồn cầu rồi mới gạt nước xả, như thế sẽ ngăn ngừa vi khuẩn có cơ hội theo các tia nước bắn vào không khí và gây bệnh.

Ngoài ra, thùng rác trong nhà vệ sinh cũng nên chọn loại có nắp đậy. Không gian ẩm ướt là nơi chứa nhiều vi khuẩn có hại đặc biệt là vi khuẩn E.coli, tốc độ sinh sôi của chúng rất nhanh. Vì vậy, việc đóng nắp bồn cầu và thùng rác sẽ hạn chế phần nào điều kiện cho khuẩn bệnh tản phát.

Hậu quả không ngờ khi ai cũng súc miệng dưới vòi hoa sen, mở cửa nhà vệ sinh, quên đóng nắp bồn cầu

Thói quen 6: Để bàn chải không đúng chỗ

Với các gia đình, không đủ không gian và điều kiện kinh tế thì kiểu nhà vệ sinh chung với bồn rửa mặt là giải pháp tối ưu.

Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn dễ mắc bệnh do thói quen đặt bàn chải đánh răng ngay phía trên bồn rửa mặt, bên cạnh đó không xa lại là bồn cầu và thùng rác.

Thực tế, các luồng khí “xoay vòng” phía trong bồn cầu cao nhất có thể đưa các vi sinh vật và khuẩn bệnh lên đến độ cao 6 mét và chúng trôi nổi trong không khí suốt nhiều tiếng đồng hồ, sau đó có thể bám vào tường, ngõ ngách và đương nhiên cả bàn chải đánh răng.

Vì vậy, để thuận tiện cho sinh hoạt mà không gây hại sức khỏe, tốt nhất bạn nên có ngăn kéo hay chiếc tủ riêng để đặt bàn chải đánh răng.

Theo emdep