Hà ngỗng - món đặc sản có vẻ ngoài kỳ dị đến rùng mình nhưng ăn ngon đặc sắc hơn cả cua hoàng đế

Chứa nhiều nguyên tố vi lượng, có vị ngọt và thơm ngon khó cưỡng. Thực khách từng thưởng thức miêu tả món ăn này đặc sắc hơn cả tôm hùm hay cua hoàng đế.

Hà ngỗng là động vật giáp xác với thân dày, có phần giống móng vuốt có hình như kim cương. Chúng sống bám trên bề mặt cứng như đá, vỏ tàu trong vùng liên triều (phần bờ biển giữa lúc triều lên và xuống) và hẻm núi.

ha-ngong-mon-dac-san-co-ve-ngoai-ky-di-den-rung-minh-nhung-an-ngon-dac-sac-hon-ca-cua-hoang-de

Loài động vật này xuất hiện nhiều ở bờ biển Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Do vẻ ngoài kỳ lạ chúng còn được biết đến với cái tên "ngón tay thần chết". Ngoài ra một số người còn gọi hà ngỗng là "truffle của biển" vì sự hiếm có khó tìm của chúng. Với giá bán khoảng 30-60 USD/kg, hà ngỗng là món ăn đắt đỏ, được giới nhà giàu châu Âu ưa chuộng.

ha-ngong-mon-dac-san-co-ve-ngoai-ky-di-den-rung-minh-nhung-an-ngon-dac-sac-hon-ca-cua-hoang-de

Hà ngỗng được bán với mức giá khá đắt một phần do quý hiếm và quá trình khai thác khó khăn, nguy hiểm. Con người không thể nuôi hà ngỗng mà chỉ có biển khơi mới làm được. Ngư dân phải leo xuống từ vách đá cao chừng 100m với sợi dây thừng và chiếc đục. Người làm nghề khai thác cần có kinh nghiệm, khéo léo bóc gỡ, tránh để chúng bị rách trực tiếp khi tách ra khỏi đá. Hà ngỗng chết sẽ không thể tiêu thụ được.

Ở Costa Vicentina, người dân có một câu nói: "Đừng bao giờ quay lưng với chúa khi bạn đánh bắt "ngón tay thần chết". João Rosário, một thợ lặn khác giải thích rằng, Chúa coi trọng sức mạnh của biển cả. 

"Đi lặn bắt hà ngỗng mà lờ đi đại dương với những điều không ngờ tới thì rất dễ bị thương hoặc tử nạn. Rất nhiều trường hợp thợ lặn bị bất tỉnh và chết chìm đã xảy ra. Người may mắn thì có thể bị thương ở tay, chân hoặc trầy xước do đá sắc cắt qua bộ đồ lặn".

ha-ngong-mon-dac-san-co-ve-ngoai-ky-di-den-rung-minh-nhung-an-ngon-dac-sac-hon-ca-cua-hoang-de

Những người bắt hà ngỗng thường phải làm việc theo nhóm để có thể hỗ trợ nhau bất cứ lúc nào, nhất là trong những tình huống nguy hiểm. Họ tạo thành một đội rất ăn ý, chia sẻ kinh nghiệm về việc thời điểm nào đủ an toàn để lặn và khi nào là ngừng lại

Do thời gian lưu trữ ngắn hạn, "thợ săn" hà ngỗng chỉ có thể bắt đầu công việc khi có đơn đặt hàng. Ở Bồ Đào Nha, hoạt động khai thác được kiểm soát bởi chính phủ, mỗi thợ lặn chỉ được bắt tối đa 15kg hà ngỗng mỗi ngày.

ha-ngong-mon-dac-san-co-ve-ngoai-ky-di-den-rung-minh-nhung-an-ngon-dac-sac-hon-ca-cua-hoang-de

Đặc sản đắt xắt ra miếng thu hút những kẻ mạo hiểm săn trộm khai thác triệt để dù luật pháp nghiêm cấm. Hà ngỗng sau đó được chuyển đến các nhà hàng phục vụ giới thượng lưu.

ha-ngong-mon-dac-san-co-ve-ngoai-ky-di-den-rung-minh-nhung-an-ngon-dac-sac-hon-ca-cua-hoang-de

Món ăn từ hà ngỗng chứa nhiều nguyên tố vi lượng, có vị ngọt và thơm ngon khó cưỡng. Thực khách từng thưởng thức miêu tả hà ngỗng đặc sắc hơn cả tôm hùm hay cua hoàng đế.

ha-ngong-mon-dac-san-co-ve-ngoai-ky-di-den-rung-minh-nhung-an-ngon-dac-sac-hon-ca-cua-hoang-de

Thông thường, hà ngỗng thường được chế biến theo hai cách ăn sống hoặc nướng. Tuy nhiên, người dân Bồ Đào Nha cho rằng cách chế biến ngón tay quỷ ngon nhất là luộc với nước muối. Bản thân loài động vật đã mang hương vị đặc biệt nên không cần chế biến quá cầu kỳ.

ha-ngong-mon-dac-san-co-ve-ngoai-ky-di-den-rung-minh-nhung-an-ngon-dac-sac-hon-ca-cua-hoang-de

Giới đầu bếp cho rằng cách duy nhất để thưởng thức đặc sản ngón tay thần chết là ăn bằng tay không. Bạn phải nắm chặt phần móng của nó và bóc rút vỏ ngoài. Lúc này hà ngỗng sẽ lộ ra lớp thịt nõn nà, thực khách chỉ cần chấm vào bơ chảy hoặc tỏi aioli và thưởng thức.

Theo GiaDinh