Dùng điện thoại vào mùa nắng nóng coi chừng cháy nổ bất ngờ

Khi thời tiết nắng nóng kéo dài, người tiêu dùng cần lưu ý dùng điện thoại vì có thể để lại hậu quả khó lường.

Sử dụng lâu dưới trời nắng gắt dễ gây cháy nổ

Tin tức trên báo Dân Trí, khi sử dụng điện thoại dưới cái nắng gay gắt, hoặc với nền nhiệt cao dễ thấy máy có nhiệt độ cao hơn đáng kể, có trường hợp "nóng ran" trên tay dù chẳng sử dụng, hoặc thậm chí đang đút trong túi quần.

Trên thực tế, không chỉ riêng điện thoại, mà tất cả các thiết bị điện bao gồm chip xử lý, pin, vi mạch,... đều được thiết kế để chịu được một mức nhiệt cố định sản sinh trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, điều đó không bao gồm những tác động từ bên ngoài như nhiệt độ, thời tiết.

Do vậy, nếu phải đối mặt với quá nhiều tác động gây nóng, thì điện thoại nói riêng hay những thiết bị công nghệ nói chung sẽ bị rơi vào tình trạng quá tải nhiệt. Trong đó, pin và chip xử lý là hai bộ phận dễ gặp sự cố nhất.

Để hạn chế điều này, các bộ phận như chip xử lý sẽ được nhà sản xuất giới tự động hạn tốc độ như một cơ chế an toàn nhằm hạn chế việc nóng lên và đảm bảo an toàn cho thiết bị.

dung-dien-thoai-vao-mua-nang-nong-coi-chung-chay-no-bat-ngo

 Dùng điện thoại ngày nắng nóng nên thận trọng vì rất dễ xảy ra cháy nổ

Đây là lý do tại sao chúng ta thấy điện thoại chạy chậm hơn rất nhiều khi sử dụng ngoài trời nắng, dù là chỉ đọc vài dòng tin nhắn, lướt Facebook, xem YouTube,...Bên cạnh đó, pin trên thiết bị cũng bị nóng lên, thậm chí có lúc xuất hiện cảnh báo, máy tự tắt nguồn, và thậm chí là nổ pin nếu như quá nóng. Nếu tình trạng này kéo dài, pin và các linh kiện trên thiết bị sẽ bị giảm tuổi thọ, dể dẫn tới hỏng hóc, cháy nổ.

Để điện thoại gần cửa sổ có ánh nắng chiếu vào dễ bị phồng pin

Cần tránh tuyệt đối không nên để điện thoại gần cửa sổ hoặc những nơi có ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào. Nếu nhiệt độ lên quá cao, rất có thể điện thoại sẽ bị phồng pin hoặc màn hình cháy sáng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến điện thoại phát nổ.

Sạc pin điện thoại ở nơi quá nóng pin chịu nhiều áp lực

Hãy luôn nhớ sạc pin điện thoại ở những vị trí khô thoáng, mát mẻ. Trong khi sạc, nhất là đối với những điện thoại có hỗ trợ sạc nhanh hiện nay, pin sẽ phải chịu một áp lực khá lớn nên khi ở môi trường quá ẩm ướt hoặc quá nóng sẽ gây nên tác động tiêu cực.

Ngoài ra cũng không nên để điện thoại lên những đồ dùng giữ nhiệt như chăn hoặc gối để điện thoại có thể thoát nhiệt một cách dễ dàng. Ốp điện thoại cũng là nguyên nhân khiến nhiệt lượng từ máy tỏa ra bị chặn lại.

Sử dụng 3G, 4G ngoài trời trong thời gian quá dài gây phát sinh nhiệt

Truy cập dữ liệu bằng 3G hoặc 4G trong một thời gian dài khiến điện thoại phát sinh ra nhiệt từ vi xử lý. Nếu trong quá trình sử dụng phát hiện thấy thiết bị nóng lên ở một góc thì bạn nên nghỉ ngơi để điện thoại hồi phục về trạng thái bình thường. Cần chủ động sử dụng Wifi và chỉ bật dữ liệu 3G, 4G khi thực sự cần thiết. Điều này cũng giúp điện thoại tiết kiệm một thời lượng pin kha khá trong ngày.

Thường xuyên theo dõi những bất thường của điện thoại

Điện thoại là một thiết bị điện tử nên mặc dù hết sức giữ gìn thì chúng vẫn gặp một tỷ lệ nhỏ phát sinh sự cố dưới thời tiết nắng nóng. Chính vì vậy nếu không thường xuyên kiểm tra tình trạng của máy nhất là pin thì sự cố xảy ra sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Vì thế, với những thiết bị pin liền không thể kiểm tra trực tiếp có thể cảm nhận qua một số dấu hiệu bất thường như máy thường xuyên nóng lên bất thường, màn hình bị biến dạng và kênh lên do diện tích pin giãn nở phía trong thiết bị…

Theo VietQ