Đừng chủ quan, buồn nôn khi đánh răng là dấu hiệu của 3 bệnh nguy hiểm

Khi có những biểu hiện buồn nôn khi đánh răng, bạn chớ nên chủ quan vì có thể đấy là những cảnh báo xấu về sức khỏe hoặc bệnh tật.

Về cơ bản, nôn là một phản xạ có lợi cho cơ thể nhằm làm giảm áp lực trong dạ dày khi có sự hiện diện của dị vật hoặc kích thích lên vùng hầu họng. Nếu khi đánh răng có cảm giác buồn nôn kéo dài với tính chất không thay đổi hoặc tăng dần, có thể là do một trong hai nguyên nhân sau:

Khi bị căng thẳng quá mức, nhất là nếu sự căng thẳng đó liên quan tới sự sợ hãi không thở được thì phản xạ nôn có thể tăng lên. Nếu mắc phải phản xạ nôn, thì việc đánh răng sẽ trở lên khó khăn, bất tiện hơn.

Khả năng thứ hai có thể đây là dấu hiệu của nhiều loại bệnh:

1. Viêm họng mạn tính

Khi đánh răng, bạn cảm thấy khó chịu ở cổ họng và dạ dày, có thể dẫn đến buồn nôn hoặc nôn ọe. Đây là tín hiệu báo động sức khỏe không được tốt. Buồn nôn khi đánh răng, bạn rất có thể đã mắc bệnh lý về đường họng nên việc đánh răng sẽ kích thích tình trạng nôn khan.

dung-chu-quan-buon-non-khi-danh-rang-la-dau-hieu-cua-3-benh-nguy-hiem
2. Các bệnh lý về đau dạ dày

Bạn có thể bị buồn nôn trong khi đánh răng do mắc các chứng bệnh về dạ dày, đặc biệt là chứng trào ngược dịch vị dạ dày thực quản. Bạn có thể để ý khi nhổ bọt kem đánh răng mà thấy có màu vàng, đó là màu của dịch vị Trào ngược dạ dày .

3. Bệnh lý tại vùng răng miệng

Đánh răng sẽ tác động lên vùng hầu họng làm kích thích thụ thể thần kinh tại đây, gây ra cảm giác buồn nôn và nôn khan không kiểm soát. Ngoài ra một số bệnh răng miệng như viêm quanh răng do vôi, sâu răng, tổn thương tủy răng, răng khôn (số 8) mọc lệch, áp xe vùng răng miệng… cũng gây hiện tượng này.

dung-chu-quan-buon-non-khi-danh-rang-la-dau-hieu-cua-3-benh-nguy-hiem
Làm gì để chấm dứt buồn nôn khi đánh răng?

- Lựa chọn bàn chải lông mềm. Bàn chải cứng có thể gây tổn thương vùng răng miệng và kích thích buồn nôn hơn.

- Khi đánh răng, thả lỏng các cơ ở vùng miệng, há miệng vừa phải, không nên đưa bàn chải vào quá sâu trong khoang miệng.

Nếu tình trạng kéo dài không dứt và ngày càng nghiêm trọng, hãy chú ý xem cơ thể có các triệu chứng của 3 bệnh kể trên hay không và tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng đắn.

Theo Vietnamnet