Dịch tả lợn châu Phi - làm gì để người chăn nuôi vượt qua khó khăn?

Ngành chăn nuôi heo đang gặp khó khăn không chỉ với bệnh dịch tả lợn châu Phi mà còn bởi bệnh lở mồm long móng bùng phát trở lại từ sau Tết Nguyên Đán, và gần đây là do tâm lý lo lắng thái quá của người tiêu dùng. Người chăn nuôi trên cả nước đang hết sức mong mỏi các cấp các ngành quyết liệt ra tay, các doanh nghiệp có kiến thức và kinh nghiệm chung tay hỗ trợ để tìm được những biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh.

Người chăn nuôi khó khăn chồng khó khăn

Dịch tả lợn châu Phi đang tiếp tục diễn biến phức tạp. Chỉ trong vòng 1 tháng, dịch bệnh đã lây lan từ 2 tỉnh đến 23 tỉnh, thành. Theo số liệu của Cục Thú y ngày 27.3.2019, hiện đã có khoảng hơn 73.000 con heo bị tiêu hủy trên cả nước do có dấu hiệu mắc bệnh dịch tả châu Phi (ASF).

Heo trong đàn có heo mắc bệnh chỉ có cách tiêu hủy. Vốn liếng đầu tư, công sức chăn nuôi đàn heo, của các hộ chăn nuôi, bị mất trắng. Kinh tế nhiều gia đình lao đao bởi nguồn thu nhập không còn. "Gia đình tôi giờ coi như trắng tay, ngoài đàn lợn ra thì không còn thu nhập nào khác cả", đại diện một hộ gia đình có đàn heo bị tiêu hủy ở Hưng Yên cho biết.

Ở các tỉnh miền Nam chưa phát hiện dịch tả lợn châu Phi, nhưng thông tin dịch bệnh cũng khiến nhiều người lo lắng. Người chăn nuôi không chỉ gặp khó khăn với dịch bệnh mà còn vì xảy ra tình trạng người tiêu dùng tẩy chay thịt lợn mặc dù có rất nhiều thông tin về việc bệnh này không lây sang người và nhiều hướng dẫn từ phía nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp về việc lựa chọn và sử dụng thịt heo an toàn. Tâm lý lo sợ bệnh dịch do thiếu hiểu biết hoặc có thông tin nhưng vẫn nghi ngại mơ hồ khiến người dân “biết vậy nhưng cứ ngừng ăn thịt heo cho chắc” khiến chỉ trong một tháng, giá lợn hơi giảm từ trên dưới 50 ngàn đồng/kg chỉ còn khoảng 35.000 đồng/kg, ảnh hưởng lớn đến người chăn nuôi heo khi phải bán tống bán tháo heo ở mức giá thua lỗ.

"Nếu bán bây giờ thì lỗ nặng nhưng nếu không bán thì sợ dịch bệnh", một người chăn nuôi ở Bình Dương cho biết.

Nhà nước, doanh nghiệp và người dân cần chung tay

Ngay từ những ngày đầu phát hiện dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ đã kêu gọi các cấp các ngành vào cuộc ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Cán bộ thú y và chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, lấy mẫu tại các lò mổ và chợ truyền thống, nếu phát hiện sản phẩm có biểu hiện bệnh thì đề nghị tiêu hủy và dừng bán. Đồng thời, bộ Tài chính hướng dẫn thanh toán cho các hộ dân có lợn bị tiêu hủy.

dich-ta-lon-chau-phi-lam-gi-de-nguoi-chan-nuoi-vuot-qua-kho-khan

Với thế mạnh về công nghệ dinh dưỡng, Cargill hiện tăng cường các giải pháp hỗ trợ hệ miễn dịch và gia tăng sức đề kháng tự nhiên trong các dòng sản phẩm phục vụ ngành chăn nuôi heo Việt Nam.

Về phía người tiêu dùng, cần chủ động cập nhật những thông tin đúng về bệnh. ASF không lây truyền và gây bệnh cho người, đây là khẳng định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (FAO Việt Nam), của Cục Thú y. Bởi vậy, nếu sử dụng thịt heo từ các nguồn tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, và nấu chín thì vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe cho con người.

dich-ta-lon-chau-phi-lam-gi-de-nguoi-chan-nuoi-vuot-qua-kho-khan

Một nguồn lực cần được phát huy mạnh mẽ trong thời điểm này là sự tham gia của các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt các doanh nghiệp đa quốc gia có bề dày chuyên môn và kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh tại nhiều thị trường quốc tế. Một điểm sáng điển hình là tập đoàn Cargill, trong vòng 1 tháng kể từ khi phát hiện dịch bệnh, đã triển khai hàng loạt hành động tích cực hỗ trợ người chăn nuôi.

Cụ thể, từ khi dịch ASF xảy ra tại Việt Nam đến hết tháng 3.2019, Cargill đã tổ chức được trên 600 buổi tập huấn trên cả nước cho hàng chục ngàn đại lý thức ăn chăn nuôi và nhà chăn nuôi heo. Thông qua các buổi tập huấn này, đại lý thức ăn và nhà chăn nuôi heo được tiếp cận những kiến thức mới nhất về dịch bệnh ASF, những nguy cơ lây nhiễm chính, và đặc biệt là cách phòng ngừa bệnh bằng việc kiểm soát nghiêm ngặt An toàn Sinh học và cách tăng sức đề kháng cho heo bằng thức ăn chăn nuôi an toàn và dinh dưỡng.

Trong thời gian cao điểm này, nhân viên của Cargill hàng tuần xuống cơ sở hỗ trợ trực tiếp cho người chăn nuôi heo bằng nhiều cách như: Hỗ trợ hướng dẫn thực hiện biện pháp an toàn sinh học, dán áp phích, phát tờ rơi hướng dẫn cho đại lý và người nuôi, dụng cụ an toàn cho người chăn nuôi...

dich-ta-lon-chau-phi-lam-gi-de-nguoi-chan-nuoi-vuot-qua-kho-khan

Nhân viên Cargill hỗ trợ các chủ trại thực hiện các biện pháp an toàn sinh học ngăn ngừa ASF.

Đại diện Cargill cho biết, Cargill là doanh nghiệp của Mỹ chuyên sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm uy tín trên thế giới, hoạt động tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 24 năm hoạt động tại Việt Nam. Cargill không chỉ cung cấp các sản phẩm thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng, đảm bảo cho vật nuôi tăng trưởng nhanh và gia tăng sức đề kháng phòng chống dịch bệnh mà còn là đơn vị luôn đồng hành cùng người nuôi thông qua các hoạt động chuyển giao kỹ thuật và kiến thức về dinh dưỡng vật nuôi, nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp dinh dưỡng tiên tiến nhất, quản lý trang trại, phòng ngừa dịch bệnh nhằm giúp người dân chăn nuôi hiệu quả.

Có thể thấy, sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của các doanh nghiệp như Cargill cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của các ban ngành đã giúp cho người chăn nuôi phần nào an tâm hơn. Và một điều chắc chắn rằng, khi có sự chung tay vào cuộc của các ban ngành, các doanh nghiệp hỗ trợ, và sự chủ động phòng ngừa của người chăn nuôi, chúng ta sẽ có thêm cơ sở để vững tin dịch tả lợn châu phi sẽ sớm được kiểm soát tại Việt Nam.

Theo DanViet