Di chứng đáng sợ của loại bệnh về não tấn công ồ ạt người trẻ

Nếu trước đây, bệnh đột quỵ được biết đến là dành riêng cho người cao tuổi thì nay, 25% ca bệnh là người trẻ.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương có nhiều trẻ nhỏ, thậm chí trẻ sơ sinh mắc bệnh này. Nhiều trung tâm đột quỵ, cấp cứu... trên cả nước cho biết đã và đang tiếp nhận nhiều bệnh nhân chỉ 10-12 tuổi bị đột quỵ não chỉ sau cơn đau đầu dữ dội.

Tại buổi khám và tư vấn miễn phí về các bệnh lý tai biến mạch máu não diễn ra ngày 21-22/12, TS Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng Khoa Nội, Hồi sức thần kinh (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho hay tỷ lệ người trẻ mắc bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) ngày càng gia tăng. Căn bệnh này ngày càng phổ biến ở Việt Nam và là một trong những bệnh gây tử vong cao nhất.

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, mỗi tháng tiếp nhận khám và điều trị cho hàng trăm trường hợp bệnh nhân mắc bệnh.

di-chung-dang-so-cua-loai-benh-ve-nao-tan-cong-o-at-nguoi-tre

Các bác sĩ lưu ý, trời rét như hiện nay, người cao tuổi, người có bệnh liên quan đến tim mạch không nên ra đường sớm, không tập thể dục ngoài trời sớm

Đây là tình trạng thiếu máu đột ngột đến một phần não, làm cho các tế bào não thiếu oxy và chết gây nên các rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác... Sự gián đoạn của quá trình cung cấp máu và oxy lên não có thể do tắc mạch, huyết khối động mạch não hoặc vỡ mạch máu não.

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não thường do bệnh nhân mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, mỡ máu… nhưng không được kiểm soát tốt.

Bên cạnh đó, những thói quen có hại như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lười vận động, chế độ ăn nhiều chất béo... cũng là những yếu tố nguy cơ gây nên đột quỵ.

di-chung-dang-so-cua-loai-benh-ve-nao-tan-cong-o-at-nguoi-tre

Kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp để dự phòng đột quỵ.

Việc phòng ngừa đột quỵ phải phòng ngừa từ những yếu tố nguy cơ và kiểm soát tình trạng bệnh mãn tính đang có. Đơn cử, bỏ thuốc lá, hạn chế tối đa rượu, bia, tăng cường vận động thể lực, nhất là tập thể thao để ngăn ngừa bệnh tai biến mạch máu não.

Một điều đáng lưu ý với người tai biến mạch máu não là vấn đề di chứng sau bệnh.

Theo thống kê, có khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt, liệt các dây thần kinh sọ não, tê bì cảm giác nửa người) sau đột quỵ. Di chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân về sinh hoạt, đi lại hàng ngày.

Bên cạnh đó, bệnh nhân liệt nằm lâu ngày có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như: cứng khớp, loét các điểm tì đè, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu...thậm chí tử vong cho người bệnh.

di-chung-dang-so-cua-loai-benh-ve-nao-tan-cong-o-at-nguoi-tre

Dấu hiệu bị đột quỵ. Ảnh: Sở Y tế TP HCM

Phụ thuộc vào mức độ nặng của đột quỵ, nguyên nhân và tuổi bị bệnh, người bệnh có thể gặp các biến chứng khác nhau với các mức độ nặng nhẹ khác nhau.

TS Nguyễn Anh Tuấn khuyến cáo, người dân khi thấy người bệnh có những dấu hiệu như: Rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác... cần đưa ngay bệnh nhân vào bệnh viện càng sớm càng tốt, bởi trong "giờ vàng" (dưới 4,5 tiếng từ dấu hiệu đầu tiên) thì khả năng điều trị hiệu quả cao.

Trời rét như hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo người già, người có bệnh liên quan đến tim mạch không nên ra đường sớm, không tập thể dục ngoài trời sớm và nên chú ý giữ ấm toàn thân, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, để tránh nguy cơ bị bệnh tim mạch và tai biến.

Theo GiaDinh