Đề thi tham khảo kỳ thi THPT Quốc gia 2020 có gì đặc biệt?

Theo nhận định của giáo viên THPT, đề thi tham khảo Kỳ thi THPT Quốc gia 2020 cơ bản cấu trúc giống như năm 2019, có sự điểu chỉnh theo hướng tinh giảm của năm nay.

Môn Toán: Bám sát tinh thần tinh giảm

Theo nhận định của Tổ Toán (Hệ thống Giáo dục HOCMAI.VN), đề thi minh họa môn Toán Kỳ thi THPT Quốc gia 2020 vẫn bao gồm 50 câu hỏi với thời gian làm bài 90 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ đã công bố.

Trong đó, 90% câu hỏi (45 câu) thuộc chương trình kì I của lớp 12; 10% số câu hỏi (5 câu) thuộc chương trình lớp 11 thuộc các chương sau: Tổ hợp - xác suất; Cấp số cộng - cấp số nhân; Hình không gian (tính khoảng cách - tính góc). Đề tham khảo không xuất hiện những nôi dung thuộc chương trình tinh giản, không xuất hiện trong đề thi.

Số lượng các câu hỏi ở kiến thức học kì II lớp 12 giảm đi đáng kể. Với chương Số phức chỉ có 2 câu hỏi (12, 31), Hình học không gian Oxyz có 9 câu (13, 14, 15, 16, 30, 32, 33, 34, 35), chủ yếu ở mức câu hỏi Nhận biết, Thông hiểu. Chương Nguyên hàm, Tích phân, các kiến thức học kì II chiếm cực ít và đều là câu hỏi ở mức độ Cơ bản.

Đề hi minh họa có khoảng 35 câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu, chiếm 70%. Phần còn lại là các câu hỏi ở mức độ Vận dụng và Vận dụng cao (30%).

Mặc dù đề tham khảo không xuất hiện các câu hỏi quá khó nhưng để lấy được điểm cao cũng không phải là dễ dàng. Điều này là phù hợp với mục tiêu của kì thi THPT quốc gia nói chung cũng như kì thi THPT quốc gia năm 2020 nói riêng.

de-thi-tham-khao-ky-thi-thpt-quoc-gia-2020-co-gi-dac-biet

Thống kê nội dung chương trình học trong đề tham khảo môn Toán.

Ngữ Văn: Thuận lợi cho kiến thức đã học của thí sinh

Cấu trúc đề vẫn gồm hai phần, đó là phần Đọc hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm). Trong đó, câu hỏi Đọc hiểu gồm ngữ liệu đọc hiểu nằm ngoài sách giáo khoa cùng 4 câu hỏi đọc hiểu theo các mức độ: nhận biết/ thông hiểu/ vận dụng và vận dụng cao. Đó là những dạng câu hỏi quen thuộc với học trò từ nhiều năm nay.

Phần Làm văn, câu Nghị luận xã hội (2 điểm) với yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, nội dung nghị luận là vấn đề có quan hệ hữu cơ với nội dung trong ngữ liệu đọc hiểu - đó cũng là kiểu dạng câu hỏi từ năm 2016. Câu nghị luận văn học yêu cầu nêu "Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị tromg đêm mùa xuân ở Hồng Ngài ( Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)".

Theo nhận định của một số giáo viên Ngữ Văn, nhìn chung, nếu đề thi Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia năm 2020 bám sát mô hình đề minh họa, học trò sẽ rất thuận lợi về tâm thế cũng như kiến thức, kĩ năng đã được ôn luyện.

de-thi-tham-khao-ky-thi-thpt-quoc-gia-2020-co-gi-dac-biet

Kỳ thi THPT Quốc gia 2020 dự kiến được tổ chức vào tháng 8 tới. Ảnh: Q.Anh

Tiếng Anh: Câu hỏi khó vẫn được "cài cắm"

Nội dung các câu hỏi trong đề tham khảo môn Tiếng Anh thuộc chương trình lớp 11 và lớp 12, trong đó tập trung chủ yếu vào lớp 12 (90%). Chủ đề các bài đọc nằm trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 11 và 12, bao gồm: Family life, Higher education và Environment.

Về mức độ khó của các câu hỏi, các câu hỏi dễ và trung bình vẫn là các câu hỏi về kiến thức ngữ pháp. Các câu hỏi khó thường tập trung vào các câu hỏi về word choice, idioms. Nhóm câu hỏi thuộc phần dưới 5 điểm rơi vào các kiến thức rất cơ bản, chủ yếu tập trung vào các kiến thức ngữ pháp lớp 12.

Các câu hỏi này thuộc mức độ Nhận biết và Thông hiểu với các dạng bài chủ yếu như: Cách phát âm đuôi -s, cách phát âm nguyên âm /i/, trọng âm với từ hai âm tiết và ba âm tiết; Dạng bài hoàn thành câu: động từ nguyên thể có "to", câu điều kiện, thì động từ, liên từ, câu hỏi đuôi; Câu giao tiếp; Tìm lỗi sai; Câu đồng nghĩa; Nối câu: câu trực tiếp, gián tiếp, so sánh; Modal verbs.

Nhóm câu hỏi thuộc phần trên 5 điểm nằm tập trung vào một số câu ngữ pháp khó dạng bài hoàn thành câu và từ vựng, nằm rải rác ở các dạng bài như: Tỉnh lược mệnh đề quan hệ, mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian; phrasal verbs, idioms và word choice ở dạng bài hoàn thành câu; câu hỏi từ vựng nằm ở bài điền từ và đọc hiểu; đảo ngữ ở dạng bài nối câu. Ngoài ra, các câu hỏi khó còn nằm ở dạng câu hỏi suy luận và tìm ý chính của bài đọc.

Theo GiaDinh