Dấu hiệu nhận biết bệnh Whitmore và cách pháp phòng tránh

Whitmore là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên nếu bệnh nhân được chuẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm đi đáng kể.

 Bệnh whitmore là gì?

dau-hieu-nhan-biet-benh-whitmore-va-cach-phap-phong-tranh

(Ảnh:Vietnamnet)

Whitmore (hay còn gọi là bệnh melioidosis) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn ăn thịt người (Burkholderia pseudomallei) gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn.

 Căn bệnh này được phát hiện đầu tiên vào năm 1911, bệnh thường phổ biến ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á: Malaysia, Thái Lan, Singapore, và vùng Australia.

Bệnh Whitmore nguy hiểm như thế nào?

Bệnh Whitmore có thể gây tử vong cao, với tỷ lệ tử vong có thể lên đến 40-60% nếu không được chuẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.

dau-hieu-nhan-biet-benh-whitmore-va-cach-phap-phong-tranh

Tỷ lệ mắc bệnh Whitmore ở trẻ em là từ 5-15% (Ảnh:Vietnamnet)

Bệnh Whitmore có thể gặp ở mọi đối tượng, từ trẻ sơ sinh cho đến người già. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đôi khi chỉ một vết xây xát nhỏ nhưng khi tiếp xúc với môi trường đất, nước có chứa vi khuẩn Whitmore thì nguy cơ bị nhiễm trùng, sau đó gặp phải các biến chứng nặng hơn như: nhiễm trùng máu, viêm phổi, áp xe, sốc nhiễm trùng… Nếu không được phát hiện nhanh, bệnh có thể gây tử vong chỉ trong vài ngày. Hơn nữa, vi khuẩn gây bệnh Whitmore rất dễ tái phát, sức khỏe của bệnh nhân rất dễ suy kiệt do bệnh tái đi tái lại hoặc nếu điều trị không đúng phác đồ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Whitmore

Theo CDC Hoa Kỳ, sau khi bị vi khuẩn xâm nhập, thường sau 2-4 tuần, các triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, các dấu hiệu này thường rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như lao, các bệnh về phổi, nhiễm khuẩn huyết.

- Nhiễm trùng cục bộ: Bệnh nhân sẽ đau hoặc sưng cục bộ, sốt, loét, áp xe tại vị trí nhiễm trùng

- Nhiễm trùng phổi: Bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau ngực kèm ho, chán ăn

 - Nhiễm trùng máu: Sốt, đau đầu, suy hô hấp, đau khớp, khó chịu ở bụng là những biểu hiện có thể gặp.

 - Nhiễm trùng lan toả: Sốt, giảm cân, đau dạ dày hoặc ngực, đau cơ hoặc khớp, đau đầu, co giật hoặc có các cơn động kinh.

Biện pháp phòng ngừa bệnh Whitmore

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin có thể phòng được bệnh Whitmore, do đó các biện pháp phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này cần được chú trọng. Vì vi khuẩn gây bệnh thường có trong bùn đất và nước nên những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động phù hợp. Trong quá trình, làm việc, đi lại, nếu phải đi chân đất, lao động thiếu phương tiện phòng hộ thì rất dễ bị tấn công.

Đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là bàn tay bàn chân luôn phải sạch. Nếu tay chân dính bùn đất cần phải rửa sạch bằng xà phòng kháng khuẩn và lau khô trước khi làm việc gì tiếp theo.

Theo GiaDinhVietNam