Dân tình thích thú với món ốc 'bé bằng nút áo, màu sắc rực rỡ' mà không biết sự thật rùng mình phía sau

Ít ai biết rằng: Đây là loại ốc từng được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo rằng có thể gây ngộ độc.

Việt Nam nổi tiếng với các loại hải sản ngon lành và đẹp mắt. Thời gian gần đây, có một loại ốc bé bằng chiếc nút áo được dân tình chia sẻ rần rần vì thích thú đó là: Ốc ruốc.

Người ta thích thú với ốc ruốc không chỉ vì chúng có hương vị thơm ngon bất ngờ mà còn vì chúng có màu sắc đẹp mắt. Hơn nữa, độ hot của loại ốc này còn đến từ "độ khó" khi ăn. Chính vì quá nhỏ và khó cầm, nên quá trình ăn ốc ruốc càng trở nên thú vị, đầy thử thách hơn.

dan-tinh-thich-thu-voi-mon-oc-039-be-bang-nut-ao-mau-sac-ruc-ro039-ma-khong-biet-su-that-rung-minh-phia-sau

Ruột ốc ruốc siêu bé.

Thậm chí, gần đây trên mạng xã hội còn xôn xao một đoạn clip 4 thanh niên thi nhau xem ai lể được nhiều ốc ruốc nhất. Thế là cả 4 người đàn ông lực lưỡng ngồi cạnh "núi ốc" hì hục khêu ruột từng con ốc con con, vô cùng cần mẫn và kiên nhẫn.

 

4 người đàn ông lực lưỡng ngồi khêu ốc ruốc, vô cùng kiên nhẫn.

 

Miếng ốc tuy ít ỏi nhưng phần vì lạ miệng, phần vì thơm ngọt vị biển lại có ngoại hình lạ nên ngày càng được chú ý nhiều hơn. Nhưng ít ai biết rằng: Đây là loại ốc từng được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo rằng có thể gây ngộ độc.

 

Nhiều trường hợp ngộ độc, tiêu chảy vì ăn ốc ruốc

 

Vào năm 2008, Bệnh viện đa khoa huyện Thăng Bình, Quảng Nam đã ghi nhận hàng trăm người bị ngộ độc do ăn con ốc ruốc. Ngày cao điểm, bệnh viện tiếp nhận đến 47 trường hợp bị ngộ độc do ăn ốc ruốc, chưa kể rất nhiều trường hợp tự điều trị ở nhà hoặc đến trạm y tế xã truyền dịch.

 

Đầu năm 2014, tại địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã ghi nhận 14 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải sứa và ốc ruốc biển. Đa số các bệnh nhân bị ngộ độc nhập viện trong tình trạng sức khỏe suy kiệt nặng, mất nước, nôn mửa nhiều, thường xuyên đi cầu dẫn đến chóng mặt, nóng sốt. 

 

dan-tinh-thich-thu-voi-mon-oc-039-be-bang-nut-ao-mau-sac-ruc-ro039-ma-khong-biet-su-that-rung-minh-phia-sau

Ốc ruốc luộc gần đây là món ăn được bày bán khá nhiều trên thị trường.

 

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học & Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội): Ốc ruốc hay còn gọi là ốc chép, đây là một loại ốc thường sống ở cửa biển, có kích thước nhỏ, màu sắc sặc sỡ. 

 

"Đây là loại ốc không dùng trong thực phẩm. Loại ốc này thường sống dưới đáy bùn, vì thế chứa khá nhiều tạp chất, nếu chúng sống ở những vùng nước ô nhiễm thì khả năng chứa độc tố sẽ tăng cao. Hơn nữa, vi sinh vật cộng sinh trên vỏ ốc ruốc cũng có thể là nguyên nhân gây độc. Ngoài ra, kích cỡ của ốc ruốc quá nhỏ nên rất khó có thể đãi sạch bùn cát trong nó. Khuyến cáo bà con tốt nhất là không nên sử dụng", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.

 

dan-tinh-thich-thu-voi-mon-oc-039-be-bang-nut-ao-mau-sac-ruc-ro039-ma-khong-biet-su-that-rung-minh-phia-sau

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh.

 

Để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đưa khuyến cáo người dân không nên sử dụng ốc ruốc biển làm thức ăn cho trẻ em để phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ. Trước khi ăn ốc ruốc biển cần ngâm với nước sạch nhiều lần và loại bỏ hết tạp chất.

 

Nên ăn ốc thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe?

 

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên nên lựa chọn các loại ốc quen thuộc, có ngoại hình lớn để dễ dàng loại bỏ tạp chất bên trong nó. Ví dụ như: ốc hương, ốc mỡ, ốc mít... Không nên tự ý tiêu thụ các loại ốc có ngoại hình kỳ lạ vì có thể gây ngộ độc. Bên cạnh đó, chuyên gia cảnh báo mọi người tránh tiêu thụ ốc cấp đông. Bởi khi ốc được cấp đông nhưng điều kiện bảo quản không đảm bảo thì sẽ bị mất chất dinh dưỡng, thậm chí thành phần các chất cũng có thể bị biến đổi gây hại với cơ thể nếu ăn phải.

 

Để ăn ốc an toàn, mọi người cần ghi nhớ: Sau khi mua ốc về cần ngâm với nước vo gạo, nước dấm, nước muối pha chanh hoặc ớt để ốc nhả hết sạn bẩn và tránh ngộ độc. Sau đó luộc thật chín trước khi ăn. Nếu ăn ốc chưa luộc kỹ, bạn dễ bị nhiễm ký sinh trùng và nguy cơ cao mắc các bệnh về tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn...

 

Theo GiaDinh