Cuộc sống của con trai "công tử Bạc Liêu" trước khi mất: Cả đời ôm ấp hồi ức về cha, ngoài 70 tuổi lận đận mưu sinh nuôi con tâm thần

Thông tin ông Trần Trinh Đức qua đời khiến nhiều người tiếc nuối, không khỏi nhớ về những câu chuyện được nghe ông khi còn khỏe mạnh.

"Công tử Bạc Liêu" tên thật là Trần Trinh Huy (1900 – 1974) hay còn gọi là Ba Huy, là một công tử ăn chơi nổi tiếng ở miền Nam những năm 1930 - 1940. Thời điểm ấy, dân gian còn truyền miệng câu: "Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Hỏa" để chỉ 4 vị đại điền chủ giàu có nhất vùng đất Nam Kỳ xưa, trong đó có "công tử Bạc Liêu". 

cuoc-song-cua-con-trai-cong-tu-bac-lieu-truoc-khi-mat-ca-doi-om-ap-hoi-uc-ve-cha-ngoai-70-tuoi-lan-dan-muu-sinh-nuoi-con-tam-thancuoc-song-cua-con-trai-cong-tu-bac-lieu-truoc-khi-mat-ca-doi-om-ap-hoi-uc-ve-cha-ngoai-70-tuoi-lan-dan-muu-sinh-nuoi-con-tam-thancuoc-song-cua-con-trai-cong-tu-bac-lieu-truoc-khi-mat-ca-doi-om-ap-hoi-uc-ve-cha-ngoai-70-tuoi-lan-dan-muu-sinh-nuoi-con-tam-than

Nhà công tử Bạc Liêu giàu nhất xứ Nam Kỳ xưa nay đã trở thành khu nhà trưng bày, đón khách đến tham quan với giá vé 30.000/lượt.

Ông Trần Trinh Huy mất vào đầu năm 1974, gia sản khổng lồ của ông sau đó được bán và chia đều cho các con. Ngoài ăn chơi khét tiếng, sở hữu nhiều ruộng muối, đất, ông Huy còn nổi danh là có nhiều vợ và con, trong đó chỉ có ông Trần Trinh Đức (1946) là được đông đảo người dân biết đến.

Thông tin ông Trần Trinh Đức vừa qua đời vì tuổi cao sức yếu khiến nhiều người tiếc nuối, không khỏi nhớ về những câu chuyện được nghe ông khi còn khỏe mạnh. 

cuoc-song-cua-con-trai-cong-tu-bac-lieu-truoc-khi-mat-ca-doi-om-ap-hoi-uc-ve-cha-ngoai-70-tuoi-lan-dan-muu-sinh-nuoi-con-tam-thancuoc-song-cua-con-trai-cong-tu-bac-lieu-truoc-khi-mat-ca-doi-om-ap-hoi-uc-ve-cha-ngoai-70-tuoi-lan-dan-muu-sinh-nuoi-con-tam-than

Ông Đức từ trần sáng ngày 18/6.

Được biết, ông Trần Trinh Đức có 3 người con, 2 trai - 1 gái. Cũng giống như các anh chị, ông Đức được ba chia cho một phần gia tài, cuộc sống khá giả, có cơ ngơi riêng. Nhưng rồi tất cả đều về số 0 khi đứa con gái duy nhất của ông sa vào bài bạc khiến gia đình phải bán hết tài sản để trả nợ. 

Ông Đức từ đó phải làm đủ thứ nghề nuôi vợ con, từ bán giày cũ, chạy xe ôm... ai kêu gì làm đó. 

Năm 2009, sau thời gian bôn ba, gia đình ông Đức trở về Bạc Liêu sinh sống và được UBND tỉnh cấp cho căn nhà tại khu dân cư phường 5, TP Bạc Liêu. Từ đó, ông có một công việc ổn định, là bán sách tại "nhà trưng bày công tử Bạc Liêu". 

cuoc-song-cua-con-trai-cong-tu-bac-lieu-truoc-khi-mat-ca-doi-om-ap-hoi-uc-ve-cha-ngoai-70-tuoi-lan-dan-muu-sinh-nuoi-con-tam-than

Ông Đức bán sách và kể về cha mình ở "nhà trưng bày công tử Bạc Liêu".

 
"Hai đứa con trai tôi làm ở Sài Gòn, cũng chạy xe ôm, còn con gái thì vợ chồng tôi nuôi", ông Đức từng kể.
Ông Đức cho hay, ông có một người em sinh đôi. Khi sinh cả hai, má ông mất vì bị băng huyết, ông chỉ kịp biết mặt cha. 
 
Trong một lần trò chuyện với chúng tôi, ông Đức từng tâm sự: "Mỗi ngày tôi phải ra đây (nhà trưng bày công tử Bạc Liêu), không ra thì không có tiền lo cho gia đình. Các anh em, bà con của tôi cũng có người giàu như họ ở xa, cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy giữ, hồn ai nấy lo". 
 
Theo ông Đức, gia đình ông giàu có tiếng suốt 3 đời tuy nhiên theo năm tháng của cải cũng không còn: "Cơ ngơi này cũng một tay ông nội làm ra, ba tôi là người xài tiền, tới tôi lại là người đi kiếm tiền". 
 
Sống với con gái tâm thần, vợ chồng ông Đức cũng đã tính chuyện "không may" sau này. "Vợ chồng tôi làm mỗi thứ tích cóp một ít rồi giao lại cho anh trai nó, nếu cả hai vợ chồng tuổi cao sức yếu thì nó sẽ được anh nó lo", vợ ông Đức nói.
 
Sau khi ông Đức qua đời, vợ ông sẽ sống với người con gái tại căn nhà ở khu dân cư phường 5, TP. Bạc Liêu. 
 
Theo GiaDinh