Còn nhiều bí ẩn quanh "dinh thự" của người rừng 'Tarzan Việt Nam'

Báo chí vẫn dõi theo cuộc sống của cha con người rừng ở huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi được đưa ra khỏi rừng vào năm 2013, sau gần 40 năm lưu lạc giữa rừng hoang.

Con đường vào nhà người rừng vắng dấu chân người nên đã bị vùi lấp trong quên lãng. Nhà người rừng còn nhiều điều chưa thể kể hết.  

Ám ảnh bóng tối

Còn nhiều bí ẩn quanh

Tấm bìa ma quái đang xoay trước nhà của người rừng.

Miếng bìa này ám khói bếp và liên tục xoay, nên có cảm giác giống khuôn mặt ai đó đang soi chiếu từng bước chân của kẻ lạ bước vào khu “dinh thự” của người rừng cha và con… Đó là những khoảnh khắc khó quên và trở thành kỷ niệm trong lần đến khu nhà người rừng trong núi sâu ở huyện Tây Trà tỉnh Quảng Ngãi cách đây gần tròn 5 năm.

Lúc 7 giờ 32 phút ngày 16/8/2013, đoàn cán bộ của UBND xã Trà Phong huyện Tây Trà tỉnh Quảng Ngãi xuất phát từ trụ sở tiến vào khu rừng núi vốn là nhà của cha con người rừng. Ông Hồ Văn Tính, trưởng công an xã kè kè khẩu súng K 59 bên hông; chị Hồ Thị Diện, Chủ tịch Hội LHPN xã thì khuôn mặt không giấu được vẻ tò mò nên bước đi hăm hở. Những người trong đoàn muốn một lần tận mắt thấy nhà người rừng, thay vì ngồi ở nhà hóng chuyện.

Ngôi nhà trong rừng lúc đó trống trơn, vì cha con ông Hồ Văn Thanh (SN 1932, qua đời năm 2015) và Hồ Văn Lang (SN 1969) sau khi được đưa về bản đang nằm ở trạm xá để lấy lại sức khỏe và quen dần với cuộc sống văn minh - nhà xây xi măng, xe chạy bon bon, ánh điện xua tan bóng tối chập chờn vốn là nỗi sợ hãi của 2 cha con suốt 40 năm trong rừng sâu.

Đạo diễn phim Tarzan Việt Nam sau này đã phỏng vấn người rừng con và anh Lang trả lời không biết điện là gì, ông trăng là do con người lấy dây rất dài treo lên bầu trời, còn máy bay là có người lái.
Đường vào rừng thăm thẳm. Những người đồng bào đi cùng tôi đều chia sẻ rằng, đêm tối trong rừng rất khủng khiếp, tối đến mức giơ bàn tay ra trước mắt cũng không thấy. Khi đặt chân tới nhà người rừng, tôi tin rằng, hai cha con ông rất sợ bóng tối và ma rừng.

Tôi nhớ đến chiếc chuông đồng gru để cúng xua đuổi ma nằm trong đống hành tranh nhàu nhĩ của cha con lão được mang về nhà người con trai Hồ Văn Tri. Còn ngôi nhà của cha con người rừng được lợp bằng những tán lá khô được hái từ cây đùng đình. Lá đùng đình là loại cây mà nhiều người có quan niệm trồng trước nhà để trừ tà ma.

Âm thanh cuộc sống

Người rừng cha Hồ Văn Thanh, tham gia bộ đội thuộc quân khu 5, thời gian 6 năm. Năm 1972, gia đình ông Thanh bị trúng bom chết 2 người. Do nhiều sự xáo trộn trong gia đình, năm 1974 ông Thanh dẫn con vào rừng cho đến khi được tìm thấy vào ngày 7/8/2013. Trước đó, thỉnh thoảng người dân trong làng có nhìn thấy cha con ông sống như người nguyên thủy, mặc áo vỏ cây, săn bắn, hái lượm, vọt chạy rất nhanh khi thoảng thấy bóng người. Khi lên thăm nhà người rừng, tôi chợt hiểu, vì sao người rừng cha suy nghĩ, cuộc chiến vẫn chưa kết thúc?

Tiếng lá cây sột soạt trên đầu. Tiếng con chim lạ kêu réo rắt bên tai. Âm thanh cóc cách cùng với tiếng suối vang lên đâu đó phía bên kia những lùm cây. Cả cánh rừng hoang vu như một giàn cộng hưởng thiên nhiên. Đập vào mắt của tôi và các thành viên trong đoàn tìm đến nhà người rừng là một miếng bìa to như mặt ghế màu đen trũi hình lục giác đang nhè nhẹ quay trong gió...

Còn nhiều bí ẩn quanh

Cúng mừng cha con người rừng trở về.

Trong tấm ảnh chụp tấm bìa treo trước nhà còn lưu lại thời gian, đó là lúc 10 giờ 46 phút. Khi tấm ảnh này vừa chụp xong thì trên bầu trời có tiếng u u của máy bay. Cha con người rừng bỏ thế giới văn minh và trốn vào rừng sâu, phải đi rất xa, tận nơi không còn dấu chân người.

Nơi cha con lão dựng nhà gần một con suối, trên mỏm đồi thoai thoải của đỉnh núi Upon hoang vu. Vậy nhưng, “dinh thự” của cha con người rừng lại nằm đúng ngay đường bay của trực thăng, không thể tách khỏi con người. Có lẽ âm thanh đó khiến ông nghĩ rằng, cuộc chiến vẫn đang diễn ra nên phải trốn thật lâu.

Trong số quần áo của cha con người rừng đưa về bản, bộ quần áo bộ đội màu xanh, loại k 82 vẫn còn mới nguyên, hàng nút chưa hề bị đứt, gấu áo không bị sờn. Những bộ quần áo này đã được bao bọc rất kỹ lưỡng. Vì tại khu vực nhà người rừng có độ ẩm rất cao. Hai ngôi nhà được làm dưới một tàn cây rậm rạp.

Ngôi nhà giống như bếp ăn được đặt trên một thân cây cắt ngang, phụ chống thêm bằng khoảng 40 cây tre. Trong ngôi nhà này luôn được giữ ấm bằng bếp củi, những lọn bùi nhùi và “kho” thức ăn, hạt giống được nhét trong nhiều ống tre ám khói đen gác trên sàn bếp. Ngôi nhà này nằm cách đất khoảng 3 mét và trông rách rưới như một tổ chim khổng lồ, diện tích hơn 1 mét vuông.

Ngôi nhà thứ 2 được dựng lên cách ngôi nhà thứ nhất không xa. Sàn nhà được gác lên một thân cây cao và xung quanh được phụ chống hơn 60 cây tre. Trong ngôi nhà này không có thức ăn, bếp lửa nhỏ hơn, tường nhà được bọc lót bằng một vài loại vỏ cây có hình loang lổ như da báo. Từ ngôi nhà này, ánh mắt tinh ranh của người rừng con có thể ngắm nhìn máy bay u u như con chim sắt trên bầu trời xanh, quan sát những chiếc bẫy đặt xung quanh nhà, trong đó có cả một bãi chông nhọn hoắt để bảo vệ “lãnh thổ”.  

Nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha Cerezo trong lần gặp người rừng vào tháng 3/2017 để làm phim ngắn “Tarzan Việt Nam” và đã đặt nhiều câu hỏi với người rừng con. Nhưng không có câu hỏi người rừng về nỗi sợ hãi lớn nhất là gì. Đồng bào thì cho rằng, họ rất sợ bóng tối trong rừng.

Làm người triệu năm

Ngày 7/8/2013, khi chính quyền địa phương đưa cha con người rừng lần đầu tiên bước ra thế giới văn minh, sau gần 40 năm lang thang trong rừng sâu. Những phóng viên đầu tiên có mặt tại hiện trường và đều phải rút đi rất nhanh theo đoàn.

Không ai có trong tay bức ảnh “dinh thự” xinh đẹp được treo trên thân cây và 60 cây tre. Sau đó vài ngày, nhiều phóng viên từ Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng vội vã có mặt tại huyện Tây Trà và họ trở thành những người rất may mắn vì có thời gian chậm rãi để khám phá những bí ẩn của cha con người rừng.

Thật khó hiểu về 2 lỗ khoét tròn và bóng láng trên thân cây là cột nhà của cha con người rừng để làm gì? Vật dụng là cây đàn của cha con “người rừng” gác trên chòi làm tôi giật nảy người. Đó là một ống nứa dài gần 1 mét, trên đầu gắn hai chấu chéo góc.

Tôi nhủ thầm “đừng nói người rừng sống một cuộc đời giống như muôn thú. Bởi muôn thú thì làm sao có sự cảm nhận về âm nhạc, có tâm hồn thăng hoa như con người”. Gẩy nhẹ vào 2 dây đàn, tiếng đàn vang lên âm điệu lạ. Âm hưởng của tiếng đàn không gợi niềm vui, không chất chứa nỗi buồn mà có điều gì đó u tịch, hoài niệm về một kiếp người.

<img alt="Còn nhiều bí ẩn quanh &quot;dinh thự&quot; của người rừng 'Tarzan Việt Nam'" dinh="" thu"="" cua="" nguoi="" rung="" 'tarzan="" viet="" nam'="" hinh="" anh="" 3"="" title="Còn nhiều bí ẩn quanh " thự"="" của="" người="" rừng="" việt="" hình="" ảnh="" data-cke-saved-src="http://baoventd.org/websites/images/baoventd/2018-08/con-nhieu-bi-an-quanh-dinh-thu-cua-nguoi-rung-tarzan-viet-nam-3.jpg" src="http://baoventd.org/websites/images/baoventd/2018-08/con-nhieu-bi-an-quanh-dinh-thu-cua-nguoi-rung-tarzan-viet-nam-3.jpg" style="width: 600px;">

"Dinh thự" rất đẹp của cha con người rừng.

Những phóng viên từ Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng lên núi từ rất sớm nên rút đi đầu tiên. Người dẫn đoàn chúng tôi nhắc mọi người rời núi thật nhanh vì sẽ có cơn mưa vào giữa buổi chiều. Tôi bị lạc vì cố nán lại tìm thêm cảm nhận, lăn vào nhà người rừng nhắm mắt vài phút. Vài phút trong nhà người rừng, bạn sẽ cảm nhận được tổ tiên của mình hàng triệu năm trước đã ăn lông ở lỗ, sống bầy đàn và hái lượm ra sao.

Hú…! Tiếng hú tìm người lạc vang khắp cánh rừng. Tiếng hú ở khu nhà người rừng dễ mang lại cảm nhận về bầy đàn đang vào cuộc đi săn của cả triệu năm trước. Tiếng hú này cũng là lời tạm biệt núi rừng Upon mà cả đời chắc không có ngày quay lại.

Theo DanViet