Cơ thể biến dạng vì căn bệnh tự dị ứng nguy hiểm

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh tự dị ứng nguy hiểm. Nhiều trường hợp đã bị biến dạng cơ thể vì căn bệnh này do nhầm lẫn dấu hiệu với các bệnh lý khác.

Cơ thể biến dạng vì viêm mao mạch dị ứng

Các bác sỹ bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu cho bệnh nhi L.T.H.T 14 tuổi ở Sơn Dương, Tuyên Quang vào viện trong tình trạng đi ngoài ra máu đỏ tươi, đau bụng, nôn ra máu đen, sưng đau các khớp đầu gối, cổ chân, nổi ban đỏ toàn thân.

Các kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhi bị viêm mao mạch dị ứng. Do bệnh nhi không được nhập viện điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa nặng. Sau khi nhập viện và được điều trị tích cực theo phác đồ của các bác sỹ, hiện tại bệnh nhi ra viện và được theo dõi tại nhà.

Theo các bác sĩ, các trường hợp mắc bệnh như trên không phải là hiếm gặp. Bị viêm mao mạch dị ứng, chị N.T.T ban đầu chỉ nổi các nốt ban đỏ ở chân, lan rộng dần ra. Tưởng là dị ứng thông thường, chị tự mua thuốc điều trị nhưng bệnh không thuyên giảm. Các vết ban đỏ dày kín chân rồi lan dần tới đầu gối và đùi.

Tới bệnh việm khám và được kê thuốc uống, tình trạng của chị thuyên giảm nhưng dừng thuốc thì lại tái phát. Vết lở loét mở rộng nhanh chóng, chị không thể đi lại, chỗ bị viêm hoại tử.

co-the-bien-dang-vi-can-benh-tu-di-ung-nguy-hiem

Khuôn mặt của anh Lực bị biến dạng do bệnh viêm mao mạch dị ứng

Anh Lê Quang Lực ở Đình Lương, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa bị viêm mao mạch dị ứng từ cuối năm 2017. Anh cho biết, ban đầu anh thấy ở một bên mí mắt bị sưng. Lúc đó anh chỉ nghĩ là do con gì đốt, anh vẫn đi làm bình thường. Mắt anh dần mờ, tới khi không nhìn thấy đường nữa, anh mới vào viện khám.

"Đi bệnh viện tỉnh chưa phát hiện ra, điều trị dị ứng thôi. Khoảng 1 tuần không khỏi ra Bạch Mai thì chẩn đoán ra bệnh. Mặt tôi khi đó biến dạng, sưng vù lên. Lúc đầu là mi mắt, sau má rồi môi sưng như quả chuối… Dùng thuốc một thời gian tôi không thấy đỡ, sau tôi kết hợp dùng thuốc sắc, thuốc viên uống đông y. Đến giờ mặt tôi đã cải thiện dần trở về bình thường" – anh Lực cho hay.

Căn bệnh nguy hiểm nhưng dễ nhầm lẫn

PGS.TS Nguyễn Duy Hưng – Tổng thư ký Hội Da liễu Việt Nam chia sẻ tại buổi Hội thảo khoa học "Vai trò của thảo dược trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm mao mạch, viêm tắc tĩnh mạch" do Công ty dược phẩm Khang Linh vừa tổ chức cho biết, viêm mao mạch có hai dạng chính là viêm mao mạch dị ứng và viêm mao mạch hoại tử. Đây là bệnh lý có biểu hiện đa dạng, khó xác định nguyên nhân dễ nhầm lẫn với nhiều loại bệnh lý khác như đau khớp, đau bụng, tiểu đường…

Viêm mao mạch dị ứng không ngoại trừ bất kỳ lứa tuổi nào. Ai cũng có thể là đối tượng mắc bệnh khi cơ thể không khỏe mạnh, hệ miễn dịch yếu và có dấu hiệu chống lại các kháng nguyên có lợi cho cơ thể. Đáng nói là việc tự chữa trị không đúng, không kiph thời sẽ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Các khớp xương trở nên đau nhức, không đi lại được, một số trường hợp xuất hiện các tổn thương lở loét, hoại tử do vùng đó không được máu nuôi dưỡng. Biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh viêm mao mạch dị ứng là tổn thương thận.

co-the-bien-dang-vi-can-benh-tu-di-ung-nguy-hiem

Nhiều trường hợp biến chứng nặng do không được điều trị kịp thời

Theo các chuyên gia da liễu, hiện chưa có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu. Bệnh gây tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch ở nhiều cơ quan như khớp, da, đường tiêu hóa, tim mạch… Việc điều trị căn bệnh này theo tây y đã mang lại kết quả tích cực nhưng một tác dụng phụ phổ biến của các loại thuốc ức chế miễn dịch là suy giảm miễn dịch, vì phần lớn trong số chúng hoạt động không chọn lọc, dẫn đến tăng tính nhạy cảm với nhiễm trùng và giảm khả năng giám sát miễn dịch.

Đồng quan điểm, TTND.TS.BS Nguyễn Hồng Siêm – Chủ tịch Hội đông y TP Hà Nội khẳng định, bệnh viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý thuộc về hệ miễn dịch. Đây là bệnh khó chữa nên cần điều chỉnh kết hợp giữa việc nâng cao sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch kết hợp chữa tại chỗ ở đó để làm sao mao mạch được thông suốt thì sẽ khỏi.

Việc điều trị căn bệnh này nếu kết hợp giữa đông và tây y cho hiệu quả rất tốt. Trong Đông y có những bài thuốc tập trung vào việc bổ chính khu tà (nâng cao chính khí của cơ thể) cho bệnh nhân, lập lại sự cân bằng âm dương, chú trọng đến nâng cao chức năng của các tạng Tỳ, Can, Thận. Tỳ mạnh sẽ vận hóa thủy cốc tốt, đảm được chức năng thống nhiếp huyết làm huyết đi trong thành mạch. Can mạnh sẽ tàng huyết tốt, chủ được chức năng sơ tiết làm cho vận hành huyết dịch thuận lợi. Thận khỏe sẽ sinh được huyết…

Từ xa xưa, y thư cổ có các bài thuốc Tứ Vật Thang kinh điển với Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Xuyên khung; gia giảm thêm các dược liệu quý như Đan Sâm, Ngưu Tất, Hoa Hòe… có công dụng bổ huyết, mát huyết, thông kinh hoạt lạc, vững thành mạch, hồi phục và tăng cường chức năng Tỳ, Can, Thận.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi có dấu hiệu bệnh lý cần đến ngay bệnh viện được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Ngoài ra, đây là bệnh cần được điều trị lâu dài nên cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sỹ, không được tự ý bỏ thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Bên cạnh đó cần tái khám định kỳ.

Trong ăn uống, bệnh nhân cần hạn chế ăn mỡ động vật, ăn nhiều rau quả, vitamin… Tập luyện thể dục thể thao buổi sáng. Tùy theo thể trạng chọn môn thể thao cho phù hợp, không quá gắng sức.

Theo GiaDinh