Cô gái bị bạn trai chia tay vì hôi miệng, đi khám bác sĩ phát hiện điều bất ngờ

Vấn đề hôi miệng có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nếu tình trạng hôi miệng kéo dài và mùi hôi ngày càng khó chịu thì cần phải đến bệnh viện để kiểm tra và phát hiện bệnh sớm.

Bác sĩ tai mũi họng Ngô Chiêu Khoan ở Bệnh viện Đài Loan chia sẻ với Ettoday về một trường hợp: Cô gái 20 tuổi tên Hiểu Lam đến phòng khám, cô vừa khóc vừa nói với bác sĩ rằng miệng cô rất hôi, thậm chí vì điều này mà bạn trai đã chia tay cô, khiến cô rất buồn.

Ban đầu Hiểu Lam nghĩ rằng nguyên nhân dẫn đến hôi miệng là do sâu răng hoặc bệnh nha chu, nhưng sau khi trám và làm sạch răng tình trạng vẫn không có cải thiện, ngược lại càng nghiêm trọng hơn. Mùi hôi giống như mùi cá chết, thậm chí có khi còn “chảy dịch màu vàng”. Sau khi sắp xếp kiểm tra nội soi cho Hiểu Lam, kết quả khiến bác sĩ choáng váng.

co-gai-bi-ban-trai-chia-tay-vi-hoi-mieng-di-kham-bac-si-phat-hien-dieu-bat-ngo

Hiểu Lam bị bạn trai chia tay chỉ vì hôi miệng

Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan phát hiện một viên sỏi màu trắng ngà rất lớn trên amidan bên trái của Hiểu Lam. Bác sĩ giải thích, thực ra đây là sỏi amidan, bình thường sỏi trên amidan đều rất nhỏ, nhưng vì viên sỏi của bệnh nhân đã mắc kẹt quá lâu dẫn đến ngày càng lớn, và mùi hôi thật sự vô cùng khó chịu.

Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan cho biết, sỏi amidan hình thành chủ yếu do ở thành sau họng xuất hiện các khoáng chất lắng cặn, tạo nên các tinh thể. Trong đó canxi là thành phần chính, ngoài ra còn chứa một lượng nhỏ amoniac, phốt pho, magiê cacbonat. Do kết cấu bề mặt amidan có nhiều chỗ lồi lõm, dễ dung nạp những chất lắng cặn, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Khi amidan bị kết sỏi, sẽ gây hôi miệng. Ở bệnh nhân bị viêm amidan mạn tính, dễ gặp sỏi amidan.

co-gai-bi-ban-trai-chia-tay-vi-hoi-mieng-di-kham-bac-si-phat-hien-dieu-bat-ngo

Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan cho rằng, thủ phảm gây hôi miệng của Hiểu Lam alf do sỏi amidan

Sỏi amidan chính là nguyên nhân gây "hôi miệng" kinh niên

Thông thường, sỏi amidan khá vô hại, không gây ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên nếu trong miệng có lượng lớn sỏi thì hậu quả cũng khá lớn. Amidan là hàng rào các tế bào lympho dùng để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Và cũng chính vì là nơi hứng vi khuẩn nên nếu phải đối mặt với một đội quân vi sinh vật vượt quá khả năng xử lý, amidan sẽ bị viêm và sưng đỏ.

Vì vấn đề ở đây là sỏi amidan là loại thức ăn rất tốt cho vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ sinh sôi tại đây và đến khi đạt đủ số lượng, amidan sẽ bị sưng tấy nghiêm trọng, gây nên các triệu chứng khó chịu như ốm, sốt cao, buồn nôn, đau họng, ù tai... Và quan trọng hơn cả là trong quá trình vi khuẩn phát triển, chúng sẽ thải ra các khí sulfur có mùi thối, khiến hơi thở của bạn cũng có mùi vô cùng khó chịu. Hơn nữa, việc sỏi quá to đôi lúc sẽ khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn.

Triệu chứng sỏi amidan là gì?

co-gai-bi-ban-trai-chia-tay-vi-hoi-mieng-di-kham-bac-si-phat-hien-dieu-bat-ngo

Sỏi amindan

Sau đây là những dấu hiệu bị sỏi amidan thường gặp:

- Hôi miệng: một trong những dấu hiệu bị sỏi amidan phổ biến nhất là hôi miệng.

- Đau họng: sỏi amidan có thể khiến gây đau và khó chịu ở họng, tại vị trí có sỏi amidan.

- Xuất hiện các chấm trắng trong họng: các chấm trắng hai bên họng có thể là sỏi amidan. Tuy nhiên cũng có trường hợp sỏi ẩn trong nếp gấp của amidan

- Khó nuốt: một dấu hiệu bị sỏi amidan khác là khó nuốt. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi, nó có thể gây khó khăn hoặc đau đớn cho người bệnh khi nuốt thức ăn.

- Đau tai: đau tai cũng có thể là dấu hiệu bị sỏi amidan cần lưu ý. Sỏi amidan có thể phát triển ở bất cứ nơi nào trong amidan. Bởi vì các dây thần kinh kết nối với nhau, sỏi amidan cũng có thể khiến nhiều người gặp phải tình trạng đau ở tai, mặc dù sỏi không có bất cứ tiếp xúc nào với tai.

- Sưng amidan: sỏi amidan và tình trạng viêm nhiễm có thể khiến cho amidan bị sưng lên.

Theo Khampha