Chuyện tình lệch tuổi của "bà chúa" sân khấu tuồng Đàm Liên và chàng nhạc sĩ đất võ

NSND Đàm Liên qua đời là một sự tổn thất lớn lao với làng sân khấu tuồng. Bà ra đi để lại bao tiếc thương cho gia đình, bạn bè đồng nghiệp và người hâm mộ.

Sau một thời gian lâm trọng bệnh, NSND Đàm Liên qua đời vào ngày 25/4 tại nhà riêng ở Hà Nội. 

Sinh thời bà được biết khán giả yêu mến qua nhiều vai diễn như: Trưng Trắc trong vở "Trưng Nữ Vương", Phương Cơ trong vở "Ngọc lửa Hồng Sơn", Liễu Nguyệt Tiêm trong vở "Đào Phi Phụng", Công chúa Quỳnh Nga vở "Thạch Sanh", Hồ Nguyệt Cô trong "Hồ Nguyệt Cô hóa cáo"...

chuyen-tinh-lech-tuoi-cua-ba-chua-san-khau-tuong-dam-lien-va-chang-nhac-si-dat-vo

NSND Đàm Liên trong vai vở tuồng nổi tiếng "Ông già cõng vợ đi xem hội".

Đặc biệt với vai diễn "Ông già cõng vợ đi xem hội" (biểu diễn lần đầu vào 19/7/1979 tại rạp Đại Nam (Hà Nội) do Nghệ sĩ nhân dân Văn Đôi viết lời). Bà thể hiện cả hai vai: ông già 70 tuổi và cô vợ 17 tuổi. Với vai diễn này, bà đã đạt được kỉ lục trong nghệ thuật tuồng Việt Nam với hơn 2000 đêm diễn. 

Bà cũng được đưa vào chương trình "Chuyện lạ Việt Nam" vì lý do này. Vai diễn này cũng là nguyên mẫu để xây dựng vai hề trong bộ phim về nổi tiếng của điện ảnh Việt Nam "Đêm hội Long Trì" và cũng xuất hiện trong bộ phim "Mê Thảo thời vang bóng".

Bà đã thực hiện một công trình nghiên cứu về tiếng cười trong nghệ thuật tuồng. Từ đó, bà đã nghiên cứu ra 16 điệu cười riêng của mình và làm một băng hình giới thiệu những tiếng cười.

chuyen-tinh-lech-tuoi-cua-ba-chua-san-khau-tuong-dam-lien-va-chang-nhac-si-dat-vo

NSND Đàm Liên

Năm 2007, bà còn xuất hiện trong chương trình Đẹp Fashion mang tên "Bí ẩn của linh hồn" và diễn trích đoạn "Hề nghe tin dữ". Những năm tháng cuối đời dù mang trong mình trọng bệnh nhưng NSND Đàm Liên vẫn dành tình yêu đắm say cho tuồng cổ. Khi khỏe bà vẫn cố gắng thị phạm cho thế hệ sau để truyền đạt những kinh nghiệm trên sân khấu của mình.

Thậm chí khi phóng viên báo đài đến phỏng vấn, bà không ngại thể hiện lại những vở tuồng hay để lại trong lòng công chúng cho phóng viên nghe và xem.

Một lần phóng viên báo VnExpress đến nói chuyện cùng bà, người nghệ sĩ trong phút cao hứng đã gõ lại nhịp nhàng vỗ nhẹ vào đùi giống như tạo nhịp phách khi hát tuồng. Đôi lông mày nhướn cao khi kể đến những vai diễn trong nghề.

chuyen-tinh-lech-tuoi-cua-ba-chua-san-khau-tuong-dam-lien-va-chang-nhac-si-dat-vo

NSND Đàm Liên và vợ chồng nhạc sĩ Vĩnh An.

Bất kể gặp ai, NSND Đàm Liên cũng dành tình yêu và nhiệt huyết cháy bỏng cho tuồng. Đó cũng là nỗi niềm đau đáu của bà trong những ngày tháng cuối đời của người nghệ sĩ ở tuổi xưa lai hiếm.

Đằng sau thành công của người nghệ sĩ dành trọn vẹn cuộc đời cho nghệ thuật, khán giả còn biết đến bà với chuyện tình lệch tuổi với chồng là nhạc sĩ. Bà kết hôn với nhạc sĩ gốc Bình Định - Vĩnh An năm 28 tuổi.

Khi ấy nhạc sĩ Vĩnh An đã 43 và vì mê say "bà hoàng" sân khấu tuồng Đàm Liên nên ông quyết định ra Hà Nội sinh sống. Trước đó, ông đã làm nhiều thơ và phổ nhiều nhạc để tặng cho bà ví dụ như Cô gái sông Hương của Tố Hữu phổ theo tuồng.

Vì yêu nên ông trở thành hậu phương vững chắc cho sự nghiệp của NSND Đàm Liên thăng hoa và luôn thấu hiểu thông cảm cho nghề của vợ. Không chỉ là chồng, ông còn là bạn là tri kỉ và thậm chí là người nấu ăn cho bà. Vì sinh thời NSND Đàm Liên không biết nấu nướng và không thích nấu nướng.

 Bà thừa nhận "rất dở việc bếp núc". Hồi mới lấy nhau, bà từng "trổ tài" vào bếp, thưởng thức món ăn của "đầu bếp" Đàm Liên khiến nhạc sỹ phát hoảng. Từ đó ông đảm nhận luôn vai trò đáng ra thuộc về phụ nữ.

chuyen-tinh-lech-tuoi-cua-ba-chua-san-khau-tuong-dam-lien-va-chang-nhac-si-dat-vo

Những năm tháng cuối đời, NSND Đàm Liên vẫn có thói quen biểu diễn tuồng khi gặp gỡ mọi người.

Ngoài chính nhạc sĩ Vĩnh An là người giúp đỡ góp ý bà trong sự nghiệp. Cụ thể, theo tài liệu Tiền phong ghi: Vở "Ông già cõng vợ đi xem hội", NSND Đàm Liên suýt bỏ qua cơ hội tỏa sáng vì nghĩ người khác "chơi xỏ".

Việc lấy chồng hơn 15 tuổi thời ấy vẫn bị xét nét nên NSND Đàm Liên không muốn nhận vai diễn này.

Tuy nhiên chính nhạc sĩ Vĩnh An là người động viên NSND Đàm Liên nhận vai. Ông cho rằng đó vai diễn hay và khó, là mảnh đất tốt để trổ tài.

Chính tiếng cười của ông lão trong tuồng, NSND Đàm Liên cũng học hỏi từ chồng. Theo bà tâm sự chồng bà là người có tiếng cười giàu trạng thái cảm xúc.

Nghe tiếng cười của ông có thể đoán được tâm trạng. Bà nổi tiếng với tiếng cười muôn màu muôn vẻ trong tuồng, là nhờ chăm “nhặt” từ cuộc sống, từ người bạn đời, rồi chưng cất thành của riêng mình.

Trong 22 năm sống chung, ông bà trải qua những phút giây thăng trầm, bà có lúc "chuếnh choáng" xao động nhưng họ vẫn bên nhau và có chung một cô con gái tên là Yên Lan. Năm 1994, nhạc sĩ Vĩnh An ra đi để lại sự xót xa trong lòng NSND Đàm Liên. Về những bữa cơm hàng ngày, từ lúc chồng đi xa, Đàm Liên chủ yếu ăn hàng.

NSND Đàm Liên thuộc từng địa chỉ có món ngon bình dân. Đôi lúc chạnh lòng nhớ Vĩnh An, nhớ những bữa cơm gia đình đầm ấm nhưng bà vẫn không ưa chuyện bếp núc.

Theo GiaDinh