Chuyên gia hướng dẫn cách chăm sóc khoa học nhất khi trẻ mắc chứng cảm lạnh

Cảm lạnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm ở trẻ như viêm phế quản, viêm phế quản. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần nắm rõ những nguyên tắc sau để chăm sóc trẻ cảm lạnh một cách khoa học.

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị cảm lạnh

Những triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, tịt mũi và hắt xì hơi. Dần dần sau đó, trẻ sẽ sưng họng, ho, sốt nhẹ và bắt đầu chán ăn. Khi ấy, nước mũi của trẻ cũng sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc màu xanh.

chuyen-gia-huong-dan-cach-cham-soc-khoa-hoc-nhat-khi-tre-mac-chung-cam-lanh

Trẻ bị cảm lạnh thường ho và sổ mũi (Ảnh minh họa)

Cách xử lý khi trẻ bị cảm lạnh

Trẻ thường bị cảm lạnh nhiều lần trong một năm, nhất là khi thời tiết thay đổi. Thông thường bệnh sẽ biến mất trong vòng 10 – 14 ngày. Mẹ có thể làm giảm bớt sự khó chịu cho trẻ và giúp con nhanh phục hồi bằng các biện pháp sau.

Cho trẻ ở nhà

Khi trẻ bị cảm lạnh bạn nên cho trẻ ở nhà, hạn chế ra ngoài. Bởi nhiệt độ trong phòng và ngoài trời có sự chênh lệch rất lớn có thể khiến bệnh tình trẻ thêm dai dẳng và lâu khỏi. Ngoài ra, bệnh cảm lạnh dễ lây lan, do đó bé có khả năng truyền bệnh cho những trẻ khác ở trường học, nhà trẻ hay nơi công cộng.

Giữ ấm cho trẻ

chuyen-gia-huong-dan-cach-cham-soc-khoa-hoc-nhat-khi-tre-mac-chung-cam-lanh

Trẻ bị cảm lạnh cần được giữ ấm cơ thể (Ảnh minh họa)

Mẹ  cần lưu ý đảm bảo giữ ấm ngực, lưng, bụng, bàn chân của trẻ khi bị cảm lạnh nhưng không nên bịt kín quá mức làm mồ hôi ngấm ngược trở lại khiến cơ thể nhiễm lạnh nhiều hơn.

Vệ sinh mũi trẻ bằng nước muối sinh lý

Ngạt mũi là một trong những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện khi trẻ bị cảm lạnh. Việc hấp thụ oxy xuống phổi trở nên khó khăn hơn, khiến trẻ bị khó thở. Khi mũi trẻ có nhiều dịch nhầy, chảy nước mũi, mẹ nên vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý sạch sẽ, biện pháp này có thể khiến trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.

Ngoài ra, trước khi đi ngủ mẹ nên dùng khăn nóng lau 2 bên cánh mũi cho trẻ. Hơi nóng có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý

Hầu hết trẻ cần khoảng 7 ngày để hồi phục sau khi bị cảm lạnh. Vì thế, lúc này mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn nhạt, loãng dễ tiêu hoá. Bé cần ăn các thực phẩm giàu protein như trứng gà, các chế phẩm từ đậu và nạp thêm nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả.

Ngoài ra, mẹ cũng cần cho bé uống thêm nhiều nước bởi sốt có thể khiến trẻ bị mất nước. Ngoài nước lọc có thể thêm sữa và các loại nước ép trái cây hoa quả vào chế độ dinh dưỡng của trẻ để con nhanh khỏi bệnh.

Cho trẻ ngủ đủ giấc

chuyen-gia-huong-dan-cach-cham-soc-khoa-hoc-nhat-khi-tre-mac-chung-cam-lanh

Ngủ đủ giấc giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe hơn (Ảnh minh họa)

Ngủ đủ giấc có thể giúp trẻ phục hổi nhanh hơn khi bị cảm lạnh. Trẻ cần ít nhất 8 đến 12 tiếng để ngủ mỗi đêm, tùy thuộc vào độ tuổi. Một giấc ngủ ngon có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh hiệu quả, tránh trường hợp bị đuối sức dẫn đến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo GiaDinhVietNam