Chuyên gia chỉ cách chẩn đoán tiểu đường, tim mạch trong 1 phút

Bạn chỉ đi trị bệnh khi cơ thể bộc phát các triệu chứng ra bên ngoài hoặc bệnh tình chuyển biến xấu. Dưới đây là một số bài kiểm tra đơn giản dưới đây giúp bạn nhận biết các vấn đề sức khỏe mà cơ thể đang gặp phải.

chuyen-gia-chi-cach-chan-doan-tieu-duong-tim-mach-trong-1-phut

Các chuyên gia khuyên chúng ta nên thực hiện khám tổng quát toàn bộ ít nhất 1 lần 1 năm để đảm bảo sức khỏe. Thế nhưng bạn quá bận rộn và không có thời gian để đi khám định kì dẫn đến việc luôn lo lắng về tình trạng sức khỏe của bản thân. Vì thế, hãy tự mình để ý những dấu hiệu bệnh tật cơ bản để đề phòng. Những bài kiểm tra đặc biệt dưới đây sẽ giúp bạn chẩn đoán sớm những căn bệnh nghiêm trọng, thậm chí là trước khi các triệu chứng bệnh xảy đến. Chúng tương đối dễ thực hiện và không mất quá nhiều thời gian.

Bài tập 1: Chứng thiếu máu

chuyen-gia-chi-cach-chan-doan-tieu-duong-tim-mach-trong-1-phut

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết để duy trì hoạt động trong cơ thể. Một trong những bài kiểm tra đơn giản để nhận biết tình trạng này đó là quan sát mí mắt dưới. Bạn hãy kéo nhẹ mí mắt dưới xuống, thiếu máu có thể khiến chúng có màu hồng nhợt nhạt hoặc màu vàng. Nếu tình trạng đi kèm với dấu hiệu mệt mỏi, cơ thể xanh xao, bạn hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra sớm.

Bài tập 2: Chứng mất cân bằng nội tiết

chuyen-gia-chi-cach-chan-doan-tieu-duong-tim-mach-trong-1-phut

Tóc rụng là một quá trình tự nhiên, nhưng nếu chúng rụng quá nhiều thì đây có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe. Để kiểm tra tình trạng trên, bạn hãy cầm một lọn tóc nhỏ và kéo nhẹ. Nếu tóc rụng khoảng 2 – 3 sợi thì đây là trạng thái hoàn toàn bình thường, nếu chúng rụng nhiều hơn thì đây có thể là dấu hiệu của chứng mất cân bằng nội tiết hoặc thiếu chất dinh dưỡng.

Bài tập 3: Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là một trong những vấn đề sức khỏe dễ gặp phải ở những người làm việc văn phòng. Do đặc thù công việc khiến họ thường xuyên phải cầm chuột, đánh máy liên tục. Để kiểm tra hội chứng này, bạn hãy gập hai cánh tay lên và để song song trước mặt. Tiếp đến, gập các ngón tay lại cho đến khi chúng chạm đến phần sát cổ tay. Sau 1 – 2 phút, nếu xuất hiện triệu chứng ngứa ran hoặc tê ở ngón tay, cổ tay thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng trên. Những cơn đau, tê tay sẽ nghiêm trọng hơn nếu bệnh không được điều trị đúng cách.

Bài tập 4: Vấn đề về động mạch

Để thực hiện bài kiểm tra này, bạn hãy nằm thẳng người trên sàn. Đặt hai chân lên cao tạo thành góc 45 độ so với mặt sàn và giữ chúng trong vài phút. Theo dõi bàn chân và ngón chân, nếu chúng chuyển sang màu nhợt nhạt, trắng bệch thì điều này cho thấy hoạt động lưu thông máu đến các chi bị cản trở.

Do động mạch ngoại biên có nghiệm vụ đưa máu đến các chi. Khi động mạch bị tắc nghẽn, các cơ không nhận đủ oxy và có thể kèm theo các triệu chứng tê, đau. Nếu không được kiểm tra và điều trị đúng cách, tình trạng trên có thể tiến triển thành bệnh động mạch ngoại biên và làm tăng nguy cơ dẫn đến đau tim, đột quỵ.

Bài tập 5: Vấn đề về tim mạch

chuyen-gia-chi-cach-chan-doan-tieu-duong-tim-mach-trong-1-phut

Bài kiểm tra sau sẽ giúp nhận biết sớm nguy cơ phát triển các bệnh về tim mạch. Để thực hiện, bạn hãy vừa hát hoặc nói chuyện khi leo lên thang bộ khoảng 8 – 12 bước. Nếu bạn cảm thấy tim đập nhanh, khó thở thì điều này có thể báo hiệu hệ thống tim mạch và phổi không thể xử lý các hoạt động thể chất. Bạn có thể thực hiện các kiểm tra cần thiết để chẩn đoán đúng tình trạng bệnh.

Bài tập 6: Vấn đề về hô hấp

chuyen-gia-chi-cach-chan-doan-tieu-duong-tim-mach-trong-1-phut

Phương pháp thực hiện: Lấy một chiếc thìa cạo qua toàn bộ bề mặt lưỡi. Chú ý nên cạo gần sát họng để kết quả được chính xác hơn. Cho chiếc thìa đã dính chất nhờn của lưỡi vào túi ni lông kín và để khoảng 1 phút dưới ánh đèn.

chuyen-gia-chi-cach-chan-doan-tieu-duong-tim-mach-trong-1-phut

Nếu thìa sạch, không có vết bẩn hay mùi khó chịu thì chứng tỏ sức khỏe của bạn bình thường. Nếu thìa có mảng bám dày, có màu và mùi hơi nặng thì đó là dấu hiệu cho biết bạn đang có vấn đề về hô hấp, ruột, gan hoặc thận. Trường hợp thìa có mùi trái cây, thơm nhẹ chính là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Đặc biệt, nếu trên thìa có mảng bám màu vàng thì chứng tỏ bạn đang có vấn đề về tiêu hóa.

Bài tập 7: Kiểm tra tuần hoàn máu

chuyen-gia-chi-cach-chan-doan-tieu-duong-tim-mach-trong-1-phut

Nằm ngửa trên giường, co hai chân lên để tạo thành một góc 45° so với mặt giường. Tiếp đó, vặn mình sang một bên để hai chân ép mạnh xuống giường. Giữ như vậy trong khoảng 1 phút rồi hạ chân xuống, để chân vuông góc 90°.

chuyen-gia-chi-cach-chan-doan-tieu-duong-tim-mach-trong-1-phut

Kết quả: Nếu hai chân trở nên nhợt nhạt và phải mất vài phút mới hồng hào trở lại thì nhiều khả năng bạn đang bị tắc nghẽn mạch máu, đồng thời nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cũng rất cao. Nếu sức khỏe bình thường, chân bạn chỉ mất từ 10-20 giây để trở lại trạng thái ban đầu.

Bài tập 8: Bệnh tim, phổi

Hãy xếp ngón trỏ của bạn ở 2 bàn tay thành hình chữ J lộn ngược, phần móng tay đặt đối diện nhau như trong hình. Bạn có thấy khoảng trống giống như 1 hình kim cương nhỏ ở giữa 2 phần đầu ngón tay? Nếu có thì có nghĩa là tim và mạch máu của bạn đang hoạt động rất hiệu quả.

chuyen-gia-chi-cach-chan-doan-tieu-duong-tim-mach-trong-1-phut

Còn nếu không thấy khoảng trống thì rất có thể bạn đang có dấu hiệu của móng tay dùi trống. Đây được coi là sự biến  dạng của các móng tay liên quan đến hàng loạt các loại bệnh tật, chủ yếu là các bệnh về tim và phổi.

Bài tập 9: Chứng tiểu đường

chuyen-gia-chi-cach-chan-doan-tieu-duong-tim-mach-trong-1-phut

Bạn sẽ cần sự trợ giúp của 1 người khác cùng 1 chiếc bút chì có 1 đầu là tẩy để thực hiện bài kiểm tra này. Nói với bạn của bạn lần lượt dùng 2 đầu của bút chì cọ vào ngón chân. Bạn có thể nói được là đầu nào của chiếc bút chì đang cọ vào chân mình mà không nhìn vào nó không? Nếu không hoàn toàn cảm nhận được thì có nghĩa là các dây thần kinh ở ngón chân không hoạt động hiệu quả. Và độ nhạy cảm thấp có thể là dấu hiệu của chứng tiểu đường.

Bài tập 10: Kiểm tra thị lực

chuyen-gia-chi-cach-chan-doan-tieu-duong-tim-mach-trong-1-phut

Dùng tay che đi con mắt bên phải và nhìn vào khung cửa lớn trong 30 giây, sau đó thực hiện với mắt trái. Nếu các đường khung cửa song song với nhau như thực tế thì chứng tỏ mắt bạn vẫn bình thường, còn nếu thấy khung cửa biến dạng, méo mó thì chứng tỏ mắt bạn đã bị thoái hóa điểm vàng.

Chỉ với những thao tác cực kì đơn giản và nhanh chóng như trên là bạn đã hoàn toàn có thể kiểm tra được tình hình của bản thân mọi lúc, mọi nơi rồi đấy. Những bài kiểm tra trên đây có thể phát hiện phần nào dấu hiệu bệnh tật nhưng cũng không gì bằng kiểm tra tại bệnh viện cùng với chẩn đoán của bác sĩ, vì thế nên sắp xếp thời gian để khám tổng quát nhé!

Nguồn Brightside

Những cách tự kiểm tra sức khỏe tại nhà vô cùng chính xác

Bạn không cần phải tới các trung tâm cơ sở y tế hay sử dụng các thiết bị đắt tiền để kiểm tra sức khỏe bản thân. Chỉ với 9 cách đơn giản và thực dụng dưới đây, bạn có thể kiểm tra được tình hình sức khỏe của mình mọi lúc, mọi nơi.

- Giữ thăng bằng trên một chân

- Chạm tay vào ngón chân

- Vừa leo cầu thang vừa nói chuyện hoặc hát

- Đang nằm và bật dậy

- Dùng đầu bút chì chạm vào ngón chân

- Ngồi xuống đứng dậy

- Đặt một tờ giấy trên lưng bàn tay

Xem đầy đủ !

Theo Bestie