Chính phủ đề nghị trong năm 2021 chưa điều chỉnh tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Chính phủ đề nghị trong năm 2021 chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,6 triệu đồng trong bối cảnh cân đối ngân sách nhà nước năm 2021 khó khăn.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10 – Quốc hội khóa XIV, chiều 20/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày Báo cáo thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2020, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia 2016 – 2020 và định hướng kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia 2021 – 2025.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ đã đề nghị trong năm 2021 chưa thực hiện điều chỉnh mức chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,6 triệu; đồng thời điều chỉnh chuẩn nghèo trong năm 2021 để tập trung dành nguồn lực phòng chống dịch bệnh COVID-19 và một số vấn đề cấp bách khác.

chinh-phu-de-nghi-trong-nam-2021-chua-dieu-chinh-tang-luong-co-so-len-1-6-trieu-dong

Ảnh minh họa.

Chính phủ cũng đề nghị chưa điều chỉnh chuẩn nghèo trong bối cảnh cân đối ngân sách nhà nước năm 2021 khó khăn. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành về tạo nguồn cải cách tiền lương.

Trong đó, cho phép tiếp tục loại trừ 8 khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương thực hiện năm 2020 và dự toán 2021 dành để cải cách tiền lương như đã áp dụng với dự toán 2020 và loại trừ thêm khoản thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho hay, đa số ý kiến của các uỷ viên Ủy ban Tài chính Ngân sách cơ bản đồng ý với đề nghị của Chính phủ. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cân nhắc đối với người hưởng lương hưu từ năm 1993 trở về trước, vì hầu hết đối tượng này có mức lương hưu rất thấp, tuổi đã cao, đời sống khó khăn.

Theo GiaDinh

----

Xem thêm:

Mức lương tối thiểu được ấn định theo tháng và giờ từ năm 2021

Từ năm 2021, mức lương tối thiểu chỉ còn được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng và giờ (bỏ quy định xác lập theo ngành và ấn định theo ngày so với quy định cũ)

Bộ Luật Lao động năm 2019 được Quốc hội thông qua ngày 20-11-2019, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2021, trong đó có thay đổi quy định về lương tối thiểu.

Hiện theo , mức lương tối thiểu vùng được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.

Tuy nhiên, tại Bộ Luật Lao động 2019, mức lương tối thiểu chỉ còn được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng và giờ (bỏ quy định xác lập theo ngành và ấn định theo ngày so với quy định cũ).

Đồng nghĩa, việc xác định mức lương tối thiểu ngành thông qua thương lượng tập thể ngành, ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành, không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cũng không còn được áp dụng từ ngày 1-1-2021 - thời điểm Bộ Luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực.

muc-luong-toi-thieu-duoc-an-dinh-theo-thang-va-gio-tu-nam-2021
 
Mức lương tối thiểu được Bộ Luật Lao động 2019 định nghĩa là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.

Theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng cụ thể: Vùng I: 4,42 triệu đồng/tháng; Vùng II: 3,92 triệu đồng/tháng; Vùng III: 3,43 triệu đồng/tháng; Vùng IV: 3,07 triệu đồng/tháng.

Theo NLD