Chế độ ăn giúp bệnh nhân F0 có bệnh nền và triệu chứng nặng sớm hồi phục

Mỗi một bệnh nền sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau, vì vậy người bệnh cần thực hiện theo tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.

Theo chia sẻ của TS.BS Phan Hướng Dương, Phó Giám đốc BV Nội tiết Trung ương, không chỉ ở Việt Nam, mà trên thế giới, một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong cao là những bệnh nhân này có mắc các bệnh lý nền, mà bệnh nền chủ yếu là tim mạch, đái tháo đường.

Thực tế qua những đợt điều trị  vừa rồi, chúng ta đã rút ra được bài học, phải có phối hợp chuyên khoa trong vấn đề điều trị bệnh nhân COVID-19. Cụ thể, đối với bệnh nhân mắc đái tháo đường và tim mạch thì chắc chắn phải kiểm soát được bệnh nền. Vấn đề về tim mạch phải ổn định thì mới điều trị bệnh COVID-19. Nếu chỉ tập trung điều trị hô hấp mà không kiểm soát đường huyết, huyết áp thì chắc chắn các biến chứng về tim mạch sẽ gia tăng, từ đó nguy cơ tử vong sẽ cao hơn.

che-do-an-giup-benh-nhan-f0-co-benh-nen-va-trieu-chung-nang-som-hoi-phuc

Ảnh minh họa

 

Khi bệnh nhân mắc đái tháo đường, tim mạch mắc COVID-19, cần phải chia bệnh nhân ở nhiều cấp độ khác nhau. Đối với người bệnh mắc COVID-19 giai đoạn đầu, nhẹ, chưa có triệu chứng thì việc quan trọng đầu tiên là phải kiểm soát tốt bệnh nền.

Hiện nay, những bệnh nhân này (F0 không triệu chứng) đang điều trị tại nhà. Trong điều kiện người bệnh không thể tiếp xúc với các bác sĩ chuyên khoa về đái tháo đường hay tim mạch thì bệnh nhân hoàn toàn có thể gọi điện để các bác sĩ điều trị tư vấn hoặc thông qua các trung tâm khám chữa bệnh từ xa tại các cơ sở y tế trên cả nước.

Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị bệnh của bác sỹ, chế độ ăn bệnh lý giúp hạn chế và đẩy lùi tình trạng diễn biến của bệnh. Nếu không thực hiện đúng và nghiêm ngặt chế độ ăn bệnh lý, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh sẽ kém hiệu quả.

Mỗi một bệnh nền sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau, vì vậy người bệnh cần thực hiện theo tư vấn của bác sỹ dinh dưỡng, chuyên biệt theo từng đối tượng giúp tăng cường sức đề kháng, đề phòng cơ thể suy kiệt dẫn tới suy dinh dưỡng, thậm chí có thể tử vong.

Cụ thể F0 có bệnh lý đái tháo đường thì lựa chọn và sử dụng theo chỉ số đường huyết của thực phẩm.

F0 có bệnh lý tăng huyết áp cần hạn chế sử dụng muối theo các mức độ khác nhau như chế độ ăn nhạt 400-700mg natri/ngày/người (khoảng từ 1-2g muối)

Chế độ ăn nhạt vừa 800-1.200mg natri/ ngày/người tương đương (khoảng 2-3g muối ăn/ngày).

Chế độ ăn nhạt hoàn toàn 200-300mg natri/ngày/người và lượng natri này đã có đủ trong thực phẩm bữa ăn.

Với F0 triệu chứng nặng đang điều trị tại bệnh viện, chế độ dinh dưỡng phụ thuộc mức độ của triệu chứng và theo chế độ ăn điều trị của bệnh viện.

Nếu người F0 tỉnh táo thì có thể chủ động ăn uống. F0 có rối loạn ý thức và không tự ăn thì chế độ ăn uống thì việc cho ăn qua ống sonde dạ dày, hoặc dinh dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch.

F0 có rối loạn ý thức và không tự ăn thì cho ăn qua ống sonde dạ dày, hoặc dinh dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch.

che-do-an-giup-benh-nhan-f0-co-benh-nen-va-trieu-chung-nang-som-hoi-phuc

Mỗi một bệnh nền cần có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Ảnh minh họa

Sử dụng thuốc điều trị COVID-19 cho người trên 18 tuổi

Sở Y tế Hà Nội đã đưa hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị COVID-19 tại nhà cho người trên 18 tuổi bao gồm 3 nhóm: A, B và C.

Nhóm A là những thuốc thông dụng, bao gồm: Thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng.

Nhóm B gồm thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt. Nhóm này được dùng khi người bệnh cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động). Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội lưu ý, với các thuốc dùng cho nhóm B không sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú hoặc mắc một trong những bệnh như: viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận,...

Nhóm C, nhóm thuốc kháng virus . Đây cũng là nhóm thuốc không sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Đức Tuấn - Giám đốc Trung tâm y tế quận Đống Đa - cho biết, 100% bệnh nhân F0 điều trị tài nhà đều được cấp túi thuốc A: "Chúng tôi chỉ phát túi thuốc A một lần khi bắt đầu tiếp nhận F0 điều trị tại nhà. Túi thuốc A sử dụng trong 10 ngày. Với túi thuốc B cũng chỉ phát 1 lần khi bệnh nhân chuyển nặng, chuẩn bị chuyển tuyến.

Cuối cùng là gói thuốc C có thuốc Molnupiravir. Đây là thuốc kháng virus đang ở trong giai đoạn thử nghiệm trong chương trình nghiên cứu của Bộ Y tế. 

Theo GiaDinh