Chàng trai hôn mê, suy đa tạng vì một ngày uống gần 1000ml trà sữa, ăn đồ ngọt thay cơm

Chàng trai hôn mê, suy đa tạng vì một ngày uống gần 1000ml trà sữa, ăn đồ ngọt thay cơm

Theo Sin Chew Daily đưa tin, một nam thanh niên đến từ Phúc Châu, Phuc Kiến, Trung Quốc bị viêm dạ dày ruột. Tuy nhiên, chàng trai trẻ không nhận ra mình bị bệnh, chỉ cảm thấy ăn uống không ngon miệng, không thể ăn cơm. Vì vậy, anh bắt đầu chuyển sang ăn nhiều các món tráng miệng và uống gần 500ml-1000ml trà sữa mỗi ngày thay cho việc ăn cơm.

chang-trai-hon-me-suy-da-tang-vi-mot-ngay-uong-gan-1000ml-tra-sua-an-do-ngot-thay-com

Vì chán cơm nên nam thanh niên chỉ ăn đồ ngọt và uống trà sữa mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Lượng thức ăn có đường cực lớn khiến nam thanh niên rơi vào tình trạng hôn mê ngay tại nhà và ập tức được đưa đến bệnh viện.Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện lượng đường trong máu của nam bệnh nhân là 88mmol/L, cao gấp 10 lần so với mức đường trong máu bình thường.

Anh cũng được chẩn đoán bị tăng kali máu, hạ natri máu và bị suy đa tạng. Vì tình hình nghiêm trọng, anh đã được đưa đến đơn vị chăm sóc đặc biệt, xác nhận chính thức chàng trai trẻ bị nhiễm toan đái ceton do tháo đường. May mắn thay, sau khi điều trị anh đã hồi phục.

Bác sĩ Qiu Hong, bác sĩ Khoa Cấp cứu nói rằng nam thanh niên có thể đã mắc bệnh tiểu đường trong quá khứ, nhưng anh ta không hề biết và cũng không khám sức khỏe nên ăn uống không đảm bảo, cuối cùng mới dẫn tới tai họa.

chang-trai-hon-me-suy-da-tang-vi-mot-ngay-uong-gan-1000ml-tra-sua-an-do-ngot-thay-com

Bác sĩ cho biết bệnh nhân bị tiểu đường nhưng ăn uống thiếu lành mạnh nên đã dẫn tới hậu quả lớn.

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là gì?

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể bạn sản sinh quá nhiều axit trong máu (được gọi là ceton). Tình trạng này sẽ diễn ra khi cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin để hấp thụ glucose vào tế bào cơ thể để tạo năng lượng.

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm toan ceton do đái tháo đường:

- Tiểu với lượng lớn;

- Cảm thấy cực kỳ khát nước;

- Cảm thấy muốn bệnh và mệt mỏi;

- Đau bụng;

- Thở ngắn;

- Gia tăng lượng đường và/hoặc mức ceton trong máu, bạn có thể tự kiểm tra với một số xét nghiệm tại nhà.

Phòng ngừa nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Các lối sống và biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh nhiễm toan ceton do đái tháo đường:

- Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất hàng ngày, đồng thời uống thuốc được chỉ định theo hướng dẫn của bác sĩ;

- Kiểm soát đường và mức độ ceton trong máu thường xuyên hơn nếu bạn bị ốm hoặc bị stress;

- Kiểm soát liều lượng insulin;

- Hãy chuẩn bị cho trường hợp bị nhiễm toan ceton đái đường nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi đột ngột nào về mức độ đường hoặc mức ceton trong máu.

Theo Khám phá