Cây độc: Toàn thân cây dược liệu này chứa chất độc chết người khiến ai thấy cũng rùng mình

Mặc dù có nhiều công dụng chữa bệnh nên được ứng dụng nhiều trong y học, nhưng tất cả các phần của cây Phụ tử đều chứa độc aconitine gây chết người.

Cây Phụ tử ( Aconitum napellus) còn được gọi là cây Thầy Tu vì đầu của hoa giống như đầu nhà tu hành. Hẳn những fan của Harry Potter sẽ nhớ đến chi tiết giáo sư Snape hỏi Harry về hai cái tên này. Loại cây này cao từ 0,6 đến 1,8 mét, có những chum hoa màu xanh hoặc trắng ở ngọn.

Phụ tử cao từ 0,6 đến 1,8 mét...  

...có những chùm hoa màu xanh hoặc trắng ở ngọn. Ảnh minh họa

Có thể nói, Phụ tử là một trong những vị thuốc quan trọng, có khí lực mạnh mẽ và khó dùng nhất trong lâm sàng y học cổ truyền. Phụ tử dưới dạng hợp chất trong rễ phơi khô của các loài ô đầu đã được sử dụng phối hợp với một số vị thuốc khác (thiên nam tinh, bán hạ, phòng phong, xuyên khung, bạch chỉ...) trong y học cổ truyền phương Đông (Trung Quốc, Việt Nam) với tên gọi là ô đầu, Phụ tử (tùy theo loài cũng như theo loại rễ được dùng).

Phụ tử là loại thuốc quý trong y học. Ảnh minh họa

Cây Phụ tử có vị cay, nóng, chứa độc và có tác dụng thẩm thấp trừ đàm, khu phong chống co thắt, giải độc và tán kết. Các cơ quan có tác dụng: tim, thận, tì. Được dùng để làm thuốc giảm đau, chống co giật, co thắt, liệt mặt, chống sung huyết, đau nửa đầu và chống thoát mồ hôi khi thân nhiệt giảm v.v. Liều dùng không quá 3-5 gam rễ đã phơi khô đem ngâm nước và đun sôi trong 4-6 giờ. Không dùng khi có thai, không dùng rễ tươi. 

Có nhiều công dụng chữa bệnh cứu người, nhưng tất cả các phần của cây Phụ tử đều chứa độc aconitine. Trong quá khứ cây Phụ tử đã từng được sử dụng để đầu độc người và độc vật. Các nhà khoa học của Đức Quốc xã đã dùng loại cây này như một loại vx khi sinh học. Các mục đồng thời Hy Lạp cổ đại tẩm độc cây vào mũi tên để săn sói. 

Có nhiều công dụng chữa bênh, nhưng toàn thân cây Phụ tử chứa chất độc chết người. Ảnh minh họa

Loài cây này chứa độc tố aconitine gây nguy hiểm cho những ai ăn phải thậm chí là chạm vào nó. Ai bị ngộ độc thường có triệu trứng tiết nhiều nước bọt, nôn mửa, tiêu chảy, cảm giác ngứa ran trong da, huyết áp và tim bất thường, hôn mê và đôi khi tử vong

 Minh Hà (T/h)

Theo VietQ

--------------------------

Xem thêm:

Cây độc: Ít ai biết cây vạn tuế hay được trồng làm cảnh lại ẩn chứa kịch độc

Mọi người không nên tiếp xúc gần vạn tuế hoặc dùng tay bứt lá, hạt, vỏ vạn tuế, bởi có thể bị ngộ độc từ cây độc.

Cây vạn tuế còn gọi là cây thiên thuế, có tên khoa học là Cycas revoluta, xuất xứ từ miền nam Nhật Bản. Loài thực vật này phân bố ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. Ở Việt Nam cây thường được trồng để làm cảnh trong văn phòng hoặc trồng bài trí tại những nơi công cộng như bồn hoa hoặc quảng trường.

Cây độc: Ít ai biết cây vạn tuế hay được trồng làm cảnh lại ẩn chứa kịch độc

Cây vạn tuế. Ảnh: bidorbuy.co.za 

Cây vạn tuế có lá dài, mọc thành vòng và xanh quanh năm, cuống lá có gai rất nhọn. Hoa vạn tuế rất đẹp, quả có lớp vỏ ngoài mềm nhưng hạt lại rất cứng.

Vạn tuế không chỉ có hình dáng đẹp và trang trọng mà còn có ý nghĩa mang lại sự bền vững trong sự nghiệp và may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, cây vạn tuế còn cân bằng khí âm dương trong phong thủy.

Vạn tuế rất dễ trồng và chăm sóc vì cây sống khỏe, mặc dù vậy cây có tốc độ sinh trưởng chậm. Có thể nhân giống cây vạn tuế bằng hạt hoặc bằng phương pháp tách cây con.

Cây độc: Ít ai biết cây vạn tuế hay được trồng làm cảnh lại ẩn chứa kịch độc

Cây vạn tuế là cây có độc. Ảnh: giống cây trồng 

Tuy nhiên theo cảnh báo đăng trên tờ National Tropical Botanical Garden, mọi người không nên tiếp xúc gần hoặc dùng tay bứt lá, hạt, vỏ vạn tuế, bởi có thể bị ngộ độc. Cụ thể các hợp chất alkaloids trong thân cây có thể gây ung thư, acid amin là nguyên nhân làm rối loạn thần kinh mãn tính, ngay cả trong hạt vạn tuế cũng có chất cycasin độc tính khá cao.

Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi nó có thể gây bệnh, ngộ độc thậm chí gây tử vong cho người. Nên đặt cây tránh xa tầm với của trẻ em, bởi cơ thể non nớt của bé dễ bị tổn thương nếu vô tình chạm vào cây.

Theo vietq