Cảnh báo: Thực hư việc đắp tỏi trị ho khiến trẻ bị bỏng nặng

Sử dụng phương pháp đắp tỏi trị ho cho con khiến bé bị bỏng nặng khiến cộng đồng mạng tranh cãi gay gắt.

Thời tiết thay đổi khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh về hô hấp như viêm họng, ho...khiến mẹ lo lắng. Không muốn lạm dụng thuốc kháng sinh nhiều bà mẹ bỉm sữa lại chuộng sử dụng mẹo dân gian cho con. 

Mới đây, trên một diễn đàn cho mẹ và bé tài khoản H.X đăng tải hình ảnh kèm dòng trạng thái bàn chân trẻ bị bỏng vì mẹ áp dụng mẹo trị ho bằng cách đắp tỏi khiến cộng đồng mạng dậy sóng. 

Cảnh báo: Thực hư việc đắp tỏi trị ho khiến trẻ bị bỏng nặng 

Dòng trạng thái được tài khoản H.X đăng tải lên mạng xã hội. (Ảnh Facebook)

Theo chị H.X thì bé là con một người bạn, mấy hôm thấy con sổ mũi kèm ho nên người mẹ đã áp dụng phương pháp đắp tỏi cho con. Không những không hiệu quả mà bé còn bị bỏng phần lòng bàn chân khiến ai cũng xót xa.Cảnh báo: Thực hư việc đắp tỏi trị ho khiến trẻ bị bỏng nặng

Không những bày tỏ sự xót xa cho bé, một số bà mẹ còn bày cách hạ sốt bằng hành tăm và chanh thay vì tỏi. (Ảnh Facebook)

Cảnh báo: Thực hư việc đắp tỏi trị ho khiến trẻ bị bỏng nặng

Sau khi bài viết được chia sẻ đã thu hút sự chú ý của đông đảo bà mẹ bỉm sữa. Đa số đều bày tỏ sự phẫn nộ với người mẹ thiếu cẩn trọng khi tham khảo thông tin. Đồng thời thể hiện sự lo lắng cho sức khỏe của bé.

Cảnh báo: Thực hư việc đắp tỏi trị ho khiến trẻ bị bỏng nặng

Không ít người phẫn nộ với việc làm của người mẹ. 

Theo các chuyên gia, trong tỏi có chất kháng sinh nên theo kinh nghiệm dân gian, người dân thường giã tỏi đắp lên bụng để trị chướng bụng; hoặc đắp tỏi vào chân trị các bệnh về hô hấp. Tuy nhiên, những trường hợp này đa số sẽ khiến trẻ bị bỏng do không kiểm soát được liều lượng.

Ngoài việc dùng tỏi giã nhỏ đắp lên da, các bác sĩ cũng cảnh báo không nên cho trẻ uống tỏi để trị ho vì nếu uống vào lúc đói có thể gây bỏng niêm mạc dạ dày.

Trao đổi với PV Đời sống Plus, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi- BV Bạch Mai) cho biết, có rất nhiều bà mẹ như chị H., khi con bị ốm chưa kịp tìm hiểu kỹ đã vội vàng làm theo những lời mách nước, truyền miệng.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cũng khuyến cáo, hiện nay, với sự bùng nổ công nghệ thông tin, tất cả mọi vấn đề đều có thể tìm thấy trên internet. Vì vậy, nhiều người chủ quan khi thấy con bị bệnh thường lên google, hoặc nghe theo truyền miệng, áp dụng các phương pháp chưa được kiểm chứng. Kể cả với các bài thuốc dân gian, không phải ai cũng đáp ứng tốt, nhất là với trẻ nhỏ càng phải thận trọng hơn rất nhiều, đừng vì sự thiếu hiểu biết của mẹ mà khiến con rước thêm bệnh vào người.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, thời tiết thay đổi khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Trong đó, ho là phản xạ sinh lý tốt cho cơ thể vì góp phần tống xuất những chất có hại, đờm, dịch tiết hoặc các vật lạ tại đường hô hấp ra khỏi cơ thể, giúp làm sạch đường thở, giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt hơn. Trong trường hợp này, ho có thể coi như là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể đối với các tác nhân có hại từ bên ngoài.

Ho chỉ xấu trong trường hợp có liên quan đến các loại bệnh do virus và vi khuẩn ở cơ quan hô hấp gây ra như: cảm cúm, viên khí phế quản, viêm phổi hay viêm màng phổi… Nếu bệnh viêm đường hô hấp cấp không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến viêm phổi.

Hầu hết các cơn ho thường do cảm lạnh hoặc cảm cúm và chúng sẽ nhanh chóng tự khỏi. Tuy nhiên, nếu ho kèm theo các triệu chứng: chóng mặt sau khi ho, ho ra máu, tức ngực, ho liên tục vào ban đêm, sốt, ho không giảm sau 7 ngày, thở gấp hoặc khó thở... cần phải đi khám bác sỹ ngay.

Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, vào 2 kinh can và vị. Tỏi có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, chữa băng đới, trùng tích, huyết lỵ, tẩy uế, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đờm, đầy chướng, đại tiểu tiện khó khăn, tả lỵ...

Tỏi có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh và được ứng dụng khá nhiều trong các bài thuốc cổ phương cũng như các bài thuốc chữa theo kinh nghiệm dân gian.

Lưu ý: Tỏi rất nóng và có thể gây bỏng. Vì vậy không nên đắp trực tiếp lên da mà phải bọc trong khăn hoặc gạc và không nên để quá 15 phút".

Theo PhuNuNews