Cảnh báo em bé bị điện giật vì ngậm đầu dây sạc điện thoại

Chỉ cần một vài bất cẩn nhỏ của người lớn cũng dẫn đến tình trạng trẻ bị điện giật. Nếu cha mẹ không cẩn thận và không để mắt tới trẻ thường xuyên, thì dễ dẫn đến những tình trạng nguy hiểm, thậm chí gây chết người.

canh-bao-em-be-bi-dien-giat-vi-ngam-dau-day-sac-dien-thoai

Điện giật là một trong những tai nạn vô cùng nguy hiểm đối với trẻ em. Tai nạn do điện thường hay xảy ra ở mọi gia đình, nhất là những đồ điện trong tầm với của trẻ. Nếu người lớn không cẩn thận và không để mắt tới trẻ thường xuyên sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Mới đây, trên một trang mạng xã hội với nhiều người theo dõi đã chia sẻ một bài viết: 

Sáng nay, ở Đại Đồng thật sự mình đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh đưa tiễn một bé gái chưa đầy một tuổi. Mẹ thì chết ngất lên ngất xuống, bà thì ôm trọn cái quan tài gọi cháu.... nghe mà đứt từng khúc ruột. Bé bị điện giật tử vong tại chỗ do ngậm đầu sạc điện thoại. 
Nhà có trẻ nhỏ các mẹ hãy thận trọng rút sạc khi sạc xong điện thoại nhé. Cái chết của bé là một lời cảnh tỉnh là 1 bài học cho chúng ta nhưng nó là sẽ là nỗi đau sé lòng chưa thể nguôi ngoai của người mẹ trẻ khi mất đi đứa con bé bỏng tội nghiệp của mình. Cho nên mọi người tuyệt đối chú ý dây sạc, ổ điện, các thiết bị điện để bảo vệ bé tránh khỏi những tai nạn không đáng có !!! (Nguồn: Dương Thu Thuỷ).

Dưới bài viết cũng có khá nhiều bình luận, đa số người lớn đều tỏ ra lo lắng với hành động bất cẩn này của người mẹ.

- Nguy hiểm quá, đúng là một chút chủ quan là phải hối hận cả đời.

- Cái giá phải trả cho tội lười & ẩu.

- Sợ quá, có con nhỏ là phải để ý, không được lơ là giây phút nào.

- Chồng mình cũng hay có thói quen này, phải cảnh báo anh mới được, nguy hiểm quá.

canh-bao-em-be-bi-dien-giat-vi-ngam-dau-day-sac-dien-thoai

Ảnh: DailyMail

Đã từng có nhiều cha mẹ phải ân hận suốt đời vì lỗi bất cẩn này của mình. Như trường hợp bà mẹ người Mỹ Courtney Davis được chia sẻ trên DailyMail. Bà mẹ này đã để nguyên dây cắm sạc điện thoại di động trong ổ điện và để đứa con gái 19 tháng tuổi của mình chơi một mình gần đó. Tai nạn xảy ra khi bé gái nghịch ngợm ngậm lấy đầu dây sạc và bé bị giật điện bị bỏng nghiêm trọng ở vùng miệng. Vết bỏng sau đó loét ra, đau đớn vô cùng. May mắn là bé chưa phải mất đi mạng sống của mình. Nhưng với bà mẹ thì chị sẽ phải ân hận vì một phút bất cẩn của mình mà gây tai nạn cho con.

Nhiều trường hợp điện giật đi cấp cứu nhưng sau một thời gian thì trẻ không thể chống chọi nổi, đành phải ra đi tức tưởi. Mặc dù đã có nhiều lời cảnh báo về việc không sử dụng điện thoại trong lúc sạc pin hay tránh để trẻ em đến gần những nơi sạc điện thoại, luôn luôn rút dây cắm sạc ngay khi vừa sạc xong… Thế nhưng có vẻ như nhiều người vẫn không hiểu hết những mối nguy hiểm khó lường nên vẫn vô tư cho con vừa sạc điện thoại vừa chơi game, hoặc để nguyên dây cắm sạc trong ổ điện để sử dụng hết lần này đến lần khác trong khi nhà có trẻ nhỏ mà không lường được mối nguy hiểm khi con bị điện giật vì tiếp xúc dây sạc.

canh-bao-em-be-bi-dien-giat-vi-ngam-dau-day-sac-dien-thoai

Trước vấn đề này, các chuyên gia cũng đưa ra những cảnh báo cũng như cách phụ huynh nên xử lý nếu chẳng may trẻ bị điện giật:

Xử lý khi trẻ bị điện giật 

Trong trường hợp trẻ bị điện giật, cần cắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách tắc công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện. Nếu không với tới được dây điện, công tắc thì đứng trên vật khô cách điện như hộp gỗ, tấm cao su hay nhựa, dùng cây đẩy mạnh tay chân người bị nạn ra khỏi nguồn điện. Tuyệt đối không được sờ vào người bị nạn nếu người đó chưa được tách ra khỏi nguồn điện. Sau khi đã ngắt điện, nếu nạn nhân bất tỉnh thì nên kiểm tra nhịp thở, mạch đập và cấp cứu hà hơi thổi ngạt, ấn tim rồi lập tức đưa đi cấp cứu.

Trao đổi với PV báo Gia đình & Xã hội về sai lầm khi sử dụng sạc điện thoại, PGS.TS Nguyễn Trường Luyện – Viện vật lý kỹ thuật (ĐH quốc gia Hà Nội) cho rằng, người sử dụng điện thoại di động bị điện giật chủ yếu liên quan đến thiết bị sạc pin. Bình thường, thiết bị sạc điện thoại được cấu tạo có đầu vào 220V, đầu ra một chiều 5V. Nếu đúng theo tiêu chuẩn, điện áp đầu ra rất thấp 5V không thể gây tổn thương cho người sử dụng như bỏng hay chết người. Tuy nhiên, do một số sai lầm khi sử dụng sạc điện thoại mà vô tình nhiều người gặp họa. Và có những sai lầm trong cách dùng sạc điện thoại có thể giết chết con nếu bạn không biết.

canh-bao-em-be-bi-dien-giat-vi-ngam-dau-day-sac-dien-thoai

Nhiều người thường xuyên có thói quen vẫn giữ nguyên củ sạc điện thoại hay máy tính bảng trong ổ điện sau khi đã sạc xong. Điều này tuy giúp người dùng tiện lợi và nhanh chóng ở những lần sạc sau nhưng thói quen này là sai lầm trong cách dùng sạc điện thoại có thể giết chết con nếu bạn không biết. Nó ẩn chứa những nguy hiểm tiềm tàng, đặc biệt ở những gia đình có trẻ nhỏ. Thậm chí có bố mẹ còn để trẻ chơi với điện thoại đang sạc hoặc nhờ con trẻ sạc hộ hoặc rút hộ điện thoại.

Trẻ nhỏ nghịch ngợm có thể cho vào miệng để ngậm và sẽ rất nguy hiểm khi dây sạc vẫn còn cắm ở ổ điện. Tuy khả năng bị điện giật là thấp nhưng không phải hoàn toàn không thể xảy ra, nhất là khi đầu sạc cũng có dòng điện, việc bé cầm hoặc ngậm vẫn ảnh hưởng sức khỏe của trẻ khi có dòng điện lạ chạy qua. Để đề phòng khả năng xấu có thể xảy ra này, người dùng nên rút nguồn sạc điện sau khi đã sạc xong.

Những gia đình có con nhỏ, đặc biệt với trẻ dưới 3 tuổi cần luôn có người trông coi, theo dõi thật cẩn thận, vì ở lứa tuổi này trẻ thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh dễ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Người lớn nên cẩn trọng trong việc sử dụng các thiết bị điện. Tất cả các đường dây dẫn điện và phích cắm điện phải đặt ở vị trí cách xa tầm tay trẻ em.

Ảnh: Greatdaily/Daily mail

Làm sao để tránh tai nạn xảy ra cho trẻ nhỏ từ đồ cắm sạc điện thoại di động?

- Luôn luôn rút đồ sạc ra khỏi ổ cắm điện.
- Không để bé chơi điện thoại trong khi đang sạc pin.
- Đặt điện thoại đang sạc ở xa tầm với của bé.
- Không tiếp xúc điện thoại khi tay ướt.
- Không sử dụng điện thoại ở môi trường có nguy cơ cháy nổ cao.
- Đảm bảo dây sạc được đấu nối vào nguồn điện đúng quy cách.
- Không nhờ trẻ rút hay cắm sạc điện thoại hộ.

Theo Bestie