Căn bệnh về não ca sĩ Trần Đại Nhân đột ngột mắc phải cực kỳ nguy hiểm, hơn 100.000 người chết mỗi năm

Căn bệnh đột ngột mắc phải khiến nam ca sĩ, gương mặt hot của Sao nhập ngũ mùa 6 bị liệt nửa bên người, méo miệng, phải phẫu thuật và tỷ lệ thành công chỉ 50-50.

Ca sỹ Trần Đại Nhân sinh năm 1987, từng là ca sĩ được yêu thích cùng thời Khởi My, Thanh Duy. Anh từng tham gia chương trình Sao nhập ngũ mùa 6 (2018), game show hot như Lớp học vui nhộn, Người hùng tí hon… và nhận được sự yêu thích của khán giả trẻ. Cũng từ đây, anh có biệt danh là Mr Đơ, bởi dù có cảm xúc như thế nào đi nữa thì khuôn mặt anh cũng chỉ có 1 nét biểu cảm. Anh còn được biết đến là ca sĩ từ tạo ra nhiều bản hit như Tiết học cuối cùng, Trở lại tìm em, Ngày thời gian đứng yên…

Đại Nhân vừa chia sẻ về việc đột ngột bị tai biến và nhập viện trong tình trạng gần như liệt nửa bên người, méo miệng.

Trưa hôm đó, Nhân ngồi ăn cơm với gia đình rồi cảm thấy nhức đầu. Nhân uống viên thuốc rồi lên nhà nằm ngủ. Khi đang ngủ, tôi cảm thấy mắc tiểu nên tỉnh dậy", anh nhớ lại khi đang trên giường bệnh.

Lúc này, nam ca sĩ không thể đứng lên được. "Cứ nghĩ mình ngủ sai tư thế nên tê chân tay thôi" - anh kể. Nhưng cố đến thế nào cũng không thể đứng lên đi được, té lên té xuống, đập đầu khỏi giường, đập tay đập chân vào tủ bầm tím hết. Cố hết sức gọi người nhà lên thì mẹ và chị thấy anh bị méo mặt. Tay chân bên trái hoàn toàn liệt nên cha mẹ gọi xe cứu thương.

can-benh-ve-nao-ca-si-tran-dai-nhan-dot-ngot-mac-phai-cuc-ky-nguy-hiem-hon-100-000-nguoi-chet-moi-nam

Trên trang cá nhân, nam ca sĩ lưu ý mọi người một số dấu hiệu sớm của tai biến mạch máu não

Nhập viện trong tình trạng cấp cứu, các bác sĩ chẩn đoán Đại Nhân bị tai biến mạch máu não trong tình trạng tiêu cực vì phát hiện muộn. Kết quả chụp CT cho thấy tắc nghẹt hết mạch máu não chính. Các bác sĩ yêu cầu phẫu thuật và nói tỷ lệ thành công 50-50.

May mắn, Nhân là người tập luyện thể thao hàng ngày và luôn để ý đến chế độ ăn uống, chọn lọc những thứ tốt cho sức khoẻ nên cơ thể thuộc loại khoẻ mạnh. Sau khi thông mạch máu não xong thì tay chân và cơ mặt đều trở lại bình thường. Nếu không thì còn phải tập vật lý trị liệu hoặc châm cứu thêm một thời gian dài cũng chưa chắc trở lại được bình thường”, anh nói thêm.

can-benh-ve-nao-ca-si-tran-dai-nhan-dot-ngot-mac-phai-cuc-ky-nguy-hiem-hon-100-000-nguoi-chet-moi-nam

Nhiều bạn bè trên facebook là người nổi tiếng như diễn viên Cát Phượng, ca sĩ Khổng Tú Quỳnh hay MC Phan Anh chia sẻ với tình trạng bệnh của nam ca sĩ

Đại Nhân cho rằng bản thân đã bị các triệu chứng sớm của tai biến nhưng luôn bỏ qua.

can-benh-ve-nao-ca-si-tran-dai-nhan-dot-ngot-mac-phai-cuc-ky-nguy-hiem-hon-100-000-nguoi-chet-moi-nam

Ca sĩ Trần Đại Nhân khi tham gia chương trình Sao nhập ngũ mùa 6/2018

Giờ ngồi nghiệm lại, xưa giờ Nhân hay bị nhức một bên đầu, cứ nghĩ là nhức đầu bình thường nên cũng không để tâm lắm. Khi quay Sao nhập ngũ (2018), Nhân vận động cường độ cao và kéo dài thì phát hiện ra mình bị khó thở (hít thở không vào nhiều oxy) và nghĩ là mình bị xoang nên bỏ qua”, anh nói.

Tai biến mạch máu não đang trẻ hoá

Trước đây, nhiều người nghĩ bệnh nhân bị tai biến mạch máu não (hay còn gọi đột quỵ não) hầu hết là người cao tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ gần đây, bệnh này ngày một trẻ hóa trong đó có những trẻ chỉ mới 9, 10 tuổi. Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới dưới 45 tuổi.

Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ, 50% trong số đó tử vong. Nếu may mắn được cứu sống, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhận thức, mất khả năng vận động, nhiễm trùng đường tiết niệu, khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, rối loạn tâm lý… tùy thuộc vào số lượng tế bào não bị chết đi.

Để hạn chế tối đa nguy cơ tử vong cũng như các biến chứng, bệnh nhân đột quỵ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Trong đó, “thời gian vàng” cấp cứu đột quỵ là khoảng từ 3-5 giờ, tính từ lúc bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu như méo miệng, nói đớ, nhìn mờ, đột ngột yếu, tê mặt, tay chân, đau đầu, chóng mặt dữ dội…

Khi thấy người có biểu hiện đột quỵ, cần đỡ người bệnh để không bị té ngã chấn thương, để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói; móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở và gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem có khỏe lại không, không cạo gió, cắt lể… hay thực hiện các mẹo như chích máu đầu ngón tay, nặn chanh vào miệng, uống thuốc không rõ loại… sẽ làm mất thời gian "vàng" để cứu sống của người bệnh.

Theo GiaDinh