Căn bệnh được chuyên gia lên tiếng cảnh báo vì mùa lễ hội nào cũng có

Mới đây, giới chuyên gia lên tiếng cảnh báo những căn bệnh thường gặp vào mùa lễ hội. Trong đó, ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh có nguy cơ xảy ra cực cao ở khắp mọi nơi trong thời gian này.

Bệnh thường gặp nhất vào mùa lễ hội

Hàng năm, cứ mỗi dịp sau Tết, cả nước ta lại nô nức với những lễ hội ở làng, đi tham quan và cầu khấn tại những đình chùa… những mong mang lại nhiều may mắn cho gia đình trong cả năm mới. Điều này là nét đặc trưng trong văn hóa của người Việt, là điều không thể thiếu trong tiềm thức của mỗi người. Trong không khí mùa xuân tưng bừng, cỏ cây hoa lá đua nhau sinh sôi, nảy nở, chúng ta cũng muốn một năm sinh trưởng với những điều tốt đẹp nhất.

can-benh-duoc-chuyen-gia-len-tieng-canh-bao-vi-mua-le-hoi-nao-cung-co

Vào những lúc này, chúng ta thường có xu hướng ăn đồ ăn ngay tại nơi tổ chức lễ hội và điều này có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm một cách bất đắc dĩ.

Tuy nhiên, trong những lễ hội đều có bất cập đi kèm. Nhất là khi bạn tham gia những lễ hội ở xa, đi chùa chiền ở nơi xa, phải di chuyển mất nhiều thời gian. Theo thống kê, cả nước có gần 8.000 lễ hội được tổ chức trên khắp cả nước mỗi năm, chủ yếu diễn ra vào mùa xuân, trong đó những lễ hội có quy mô lớn thu hút hàng triệu người ở nhiều nơi, nhiều độ tuổi tham gia. Vào những lúc này, chúng ta thường có xu hướng ăn đồ ăn ngay tại nơi tổ chức lễ hội và điều này có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm một cách bất đắc dĩ.

Ngộ độc thực phẩm là một bệnh lý xảy ra do ăn uống thực phẩm có chứa chất độc. Trong các lễ hội, lưu lượng người đi lại đông đúc, sự phục vụ cẩu thả, dụng cụ ăn uống không đảm bảo vệ sinh kết hợp với tiết trời nồm ẩm vào mùa xuân là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển trong thực phẩm, thực phẩm chóng hỏng hơn và đem vào sử dụng dễ dàng gây ngộ độc thực phẩm cho người ăn.

can-benh-duoc-chuyen-gia-len-tieng-canh-bao-vi-mua-le-hoi-nao-cung-co
Vì lợi nhuận, chúng ta không thể loại trừ việc một số tiểu thương sử dụng đồ ăn thức uống có chứa hàn the, chất bảo quản, đồ ăn thức uống nhiễm khuẩn…

Đó là chưa kể vì lợi nhuận, chúng ta không thể loại trừ việc một số tiểu thương sử dụng đồ ăn thức uống có chứa hàn the, chất bảo quản, đồ ăn thức uống nhiễm khuẩn… Điều này cũng khiến bạn dễ dàng bị ngộ độc thực phẩm.

"Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm bao gồm do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, động vật hoặc thực vật để ăn có chất độc sẵn bên trong, tiêu thụ phụ gia thực phẩm, thực phẩm chứa thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, kháng sinh, hormone, thức ăn hư hỏng, biến chất…", PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm) cho biết.

Người bị ngộ độc thực phẩm nếu không được sơ cứu đúng cách, kịp thời có thể bị mất rất nhiều nước cũng như lượng muối và khoáng chất thiết yếu. Nhất là trẻ sơ sinh và người già có hệ miễn dịch yếu kém hoặc ở người mắc bệnh mạn tính, tình trạng mất nước sẽ trở nên nặng nề hơn, thậm chí sẽ gây tử vong. Về lâu dài, ngộ độc thực phẩm không được sơ cứu đúng cách sẽ tích tụ chất độc bên trong cơ thể, là nguyên nhân gây nên những căn bệnh đáng sợ như ung thư.

can-benh-duoc-chuyen-gia-len-tieng-canh-bao-vi-mua-le-hoi-nao-cung-co

Người bị ngộ độc thực phẩm nếu không được sơ cứu đúng cách, kịp thời có thể bị mất rất nhiều nước cũng như lượng muối và khoáng chất thiết yếu.

Vào mùa lễ hội, người dân cần nắm rõ những nguyên tắc này nếu chẳng may bị ngộ độc thực phẩm

Theo PGS.TS Trần Đáng, người bị ngộ độc thực phẩm thường có các biểu hiện như buồn nôn và nôn, có khi nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, có thể không sốt nhưng cũng có thể sốt cao trên 38 độ C. Triệu chứng thường nặng hơn ở nhóm người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Lưu ý là bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn vài phút, 1 giờ nhưng cũng có khi đến hết 1 ngày mới bị.

Nếu bạn đang có dự định đi đến những lễ hội và xác định phải dùng đồ ăn thức uống tại nơi tổ chức, nguy cơ gặp nạn hoàn toàn là chuyện may rủi thì phải dắt túi ngay những bước sơ cứu đúng khi bị ngộ độc thực phẩm để cứu sống chính mình cũng như những người thân. Trong đó, việc chuẩn bị sẵn ozerol đóng vai trò vô cùng quan trọng, là bước dự phòng nếu bạn chẳng may bị ngộ độc thực phẩm ngay khi lễ hội đang diễn ra. Cụ thể:

can-benh-duoc-chuyen-gia-len-tieng-canh-bao-vi-mua-le-hoi-nao-cung-co

Việc chuẩn bị sẵn ozerol đóng vai trò vô cùng quan trọng, là bước dự phòng nếu bạn chẳng may bị ngộ độc thực phẩm ngay khi lễ hội đang diễn ra.

Với người lớn

- Dùng 2 ngón tay của mình để ngoáy họng, có thể dùng thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi để gây phản xạ nôn.

- Khi bệnh nhân nôn, để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi.

- Khi người bệnh đã nôn được, để cho người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa một gói orezol với nước hoặc pha nước muối đường cho người bệnh uống để bù và chống mất nước, đồng thời giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh giúp hạn chế tác hại mà độc tố mang lại.

- Có thể cho người bệnh ăn một chút thức ăn mềm, dễ tiêu, không cho uống sữa.

- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt.

can-benh-duoc-chuyen-gia-len-tieng-canh-bao-vi-mua-le-hoi-nao-cung-co

Khi người bệnh đã nôn được, để cho người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa một gói orezol với nước hoặc pha nước muối đường cho người bệnh uống để bù và chống mất nước.

Với trẻ nhỏ

- Thấy trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa.

- Chú ý khi trẻ nôn, nhất là nôn khi đang ngủ có thể bị sặc lên mũi, bạn cần nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ để tránh nguy cơ trẻ bị khó thở, có thể dẫn đến tử vong.

- Bổ sung oresol cho trẻ để bổ sung chất điện giải vì ngộ độc thực phẩm khiến trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải. Chú ý pha oresol cho trẻ đúng theo hướng dẫn, uống từ từ, từng chút một, không uống quá nhiều cùng lúc. Không được thỏa hiệp với trẻ, cho trẻ uống các loại nước khác như nước ngọt, nước có gas, kể cả nước lọc vì không có tác dụng bù chất điện giải.

- Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.

Theo Helino