Cách nhìn để chọn su hào sạch không thuốc trừ sâu lại ngon ngọt ai cũng nên biết

Cách nhìn để chọn su hào sạch không thuốc trừ sâu lại ngon ngọt ai cũng nên biết hãy nằm lòng ngay.

Bữa cơm gia đình không thể thiếu các món rau ngon và bổ dưỡng, nhưng vấn đề an toàn thực phẩm luôn khiến bạn đau đầu và phải rất cẩn thận trong việc lựa chọn rau sao cho đảm bảo sạch sẽ và an toàn. Mùa đông đang đến, mùa này củ su hào cũng đang là món rau được nhiều gia đình ưa chuộng. Vậy bạn đã biết cách chọn su hòa 10 củ ngon, ngọt cả 10 chưa?

Cách nhìn để chọn su hào sạch không thuốc trừ sâu lại ngon ngọt ai cũng nên biết

Mùi vị

- Su hào chất lượng sẽ có vị giòn ngon , đậm rất đặc trưng, nước luộc trong vắt và không đóng váng bên trên vì su hào ít tiết ra nước.

- Su hào kém chất lượng do có tẩm hóa chất nên khi chế biến sẽ không có mùi thơm, nhiều xơ, ăn rất nhạt và mềm, tiết nhiều nước có màu đục trắng sủi bọt, để nguội thì nước luộc sẽ đen lại, có váng đọng bên trên.

Kích thước và hình dáng bên ngoài

- Lựa chọn su hào ngon là su hào có kích thước vừa phải, khi cầm trên tay có độ nặng và chắc tay.

- Nên chọn những củ còn nguyên vẹn, hình dạng bình thường, màu sắc tự nhiên, màu xanh nhạt tươi, không bị mềm, không bị sâu, dập nát hoặc hình dáng củ bất thường. Cẩn thận với các loại củ có màu sắc quá mỡ màng, vỏ láng bỏng, tươi một cách bất thường vì có thể chúng đã hấp thụ một lượng đáng kể hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng.

- Để bảo quản su hào, hãy cắt bỏ lá và không rửa nước, cất trong túi nhựa cho vào tủ lạnh để ăn trong vòng một tuần lễ.

Dựa vào cuống

- Su hào tươi thì phần cuống nhất định sẽ có màu xanh mướt và vẫn dính chặt vào củ. Còn nếu thấy củ không có cuống, lá hoặc lá màu vàng úa thì bạn không nên mua vì có thể là su hào không tươi, hay đó có thể là su hào của Trung Quốc.

Lưu ý:

Su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Vì thế, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng su hào.

Khi làm nước ép su hào, hãy rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ phù hợp với máy ép, không cần gọt vỏ. Bạn có thể kết hợp su hào với các loại trái cây khác làm thành thức uống bổ dưỡng.

Theo phunutoday

*Xem thêm:

Rau củ Trung Quốc đội lốt hàng Việt lại náo loạn thị trường

Sau một thời gian tạm thời im ắng, thời gian gần đây rau củ Trung Quốc lại trà trộn vào chợ nhằm đánh lừa người tiêu dùng.

Thời gian gần đây khắp các tuyến phố của Hà Nội đều có bày bán nhiều loại rau quả mang nhãn mác Việt. Tuy nhiên, trên thực tế, những loại rau quả này chủ yếu được nhập về từ Trung Quốc bởi hàng của Việt Nam rất ít và không ổn định giá cả. 

Trước đó, người tiêu dùng Thủ đô cũng “ngã ngửa” khi phát hiện ra quả thanh mai gây sốt trên thị trường với giá bán cả trăm nghìn/kg lại có nguồn gốc từ Trung Quốc. Không giống như mận, đào, loại quả này thậm chí còn chưa được cấp phép nhập khẩu mà được đưa vào Việt Nam qua đường “xách tay” hoặc do thương nhân nhập lậu.

Khảo sát tại các chợ Hà Nội cho thấy, nhiều mặt hàng rau củ quả của Trung Quốc thuộc đủ các chủng loại như táo, cam, quýt, bắp cải, cà chua, súp lơ, cà rốt, khoai tây, hành tây… được bày bán tràn lan. Thậm chí, tại bất kì sạp hàng rau nào cũng có thể tìm thấy các mặt hàng từ Trung Quốc.

Nhiều mặt hàng rau củ quả không rõ nguồn gốc bằng nhiều cách còn được “tuồn” vào bán tại các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị với giá cao hơn nhiều lần. Đơn cử nhất là từ đầu năm tới nay, cơ quan quản lý ít nhất đã phát hiện 2 đơn vị khá có tiếng trong việc cung cấp an toàn bán rau không rõ nguồn gốc, rau Trung Quốc cho các siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội..

Tại Tp.HCM tình hình cũng không khác nhiều. Lý giải cho việc nhập hàng Trung Quốc giá cao về bán, chị N.T.Lan, tiểu thương tại chợ Thạnh Mỹ Lợi (quận 2), cho biết hành, tỏi, khoai tây, cà rốt…của Trung Quốc thường có giá cả ổn định, ít biến động theo thị trường. Bên cạnh đó, các mặt hàng này đều có mẫu mã đẹp, hút người mua. Còn hàng Việt Nam thì lên xuống thất thường, mẫu mã không đẹp, không đồng đều nên kén khách.

Rau củ đội lốt có mặt tại khắp các chợ

“Rau củ Đà Lạt thì cũng chỉ được một mùa. Mùa khô, thời tiết tốt thì giá rẻ. Còn bây giờ vào mùa mưa, khó trồng thì giá lại cao quá nên không có người mua. Khoai tây, cà rốt thì hình dáng thất thường, khi tôi nhập về thì phải nhập ngang cả to lẫn nhỏ. Đến khi bán thì củ to người ta chọn mua hết, củ nhỏ thì cứ lăn la lăn lóc không bán được. Thành ra tôi phải bù tiền vào số củ nhỏ không bán được đó. Vì vậy, tôi nhập khoai Trung Quốc cho nó chắc, củ nào cũng đều nên không sợ khách kén.”

Rau củ Trung Quốc vốn dĩ không được lòng người tiêu dùng Việt bởi nhiều tai tiếng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, dù là hàng có xuất xứ Trung Quốc nhưng điều đáng lưu ý là người bán không dễ gì thừa nhận điều đó với người mua. 

Rất khó phân biệt hàng Trung Quốc nếu như tiểu thương không nói thật

“Làm sao để biết hàng nào là hàng Việt, hàng nào là hàng Trung Quốc. Ra chợ hỏi thì toàn nghe trả lời là chị không bán hàng Trung Quốc với rau nhà trồng. Thực sự mà nói, đại đa số người tiêu dùng Việt không thích ăn thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc, họ chỉ mua thực phẩm Trung Quốc khi không biết mà thôi”, chị Ngọc (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.

Phản ứng trước thông tin nhiều mặt hàng Trung Quốc bày bán tại chợ nhưng bị gắn mác là “hàng Việt”, nhiều người tiêu dùng cũng cho rằng, cần có sự vào cuộc của các hiệp hội, cơ quan ban ngành. Theo đó, cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt hàng Trung Quốc, yêu cầu hàng hoá phải có rõ xuất xứ để người mua được biết.

Theo NTD