Cách nhận biết và sơ cứu khi bị 6 loại côn trùng nguy hiểm nhất vào mùa hè cắn

Vào mùa hè, chúng ta không chỉ phải chịu đựng thời tiết nóng nực mà còn dễ bị tấn công bởi rất nhiều loại côn trùng nguy hiểm.

Mùa hè ấm áp, mưa nhiều là thời điểm cực kỳ thuận lợi cho các loại côn trùng sinh sôi và phát triển. Vì vậy, dù bạn có vệ sinh khu vực sống sạch sẽ thế nào thì nguy cơ chúng xuất hiện trong nhà cũng rất cao.

cach-nhan-biet-va-so-cuu-khi-bi-6-loai-con-trung-nguy-hiem-nhat-vao-mua-he-can

Ảnh minh họa

Chúng mang theo những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe của cả nhà và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng khi bị cắn phải. Đặc biệt là 6 loại côn trùng sau đây:

1. Muỗi

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh muỗi không chỉ đơn thuần hút máu chúng ta và lây lan bệnh tật mà còn gây các bệnh nguy hiểm khác. Lúc này muỗi cũng đồng thời truyền nhiễm những loại vi khuẩn gây bệnh siêu vi khác và gây nên bệnh sốt xuất huyết hay sốt rét...

cach-nhan-biet-va-so-cuu-khi-bi-6-loai-con-trung-nguy-hiem-nhat-vao-mua-he-can

Sau khi muỗi đốt sẽ có túi dài trên da, dùng tay gãi sẽ khiến nước bọt của muỗi truyền ra gây phản ứng miễn dịch viêm nhiễm, sợ nhất là bị nhiễm trùng, hậu quả khôn lường. Thậm chí, bạn cũng có thể gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn khi bị muỗi đốt như nổi mề đay, phồng rộp, nôn mửa và khó thở.

Nếu bị muỗi đốt, bạn không được dùng tay gãi, có thể dùng ngón tay vỗ nhẹ hoặc chườm đá, nước vệ sinh hoặc dầu dưỡng. Đặc biệt, cần đi khám ngay nếu thấy da bị sưng tấy, lở loét, rỉ dịch hoặc có các biểu hiện mệt mỏi, tăng nhiệt độ cơ thể, sốt cao…

2. Bọ xít hút máu

Loại côn trùng nguy hiểm này có thể truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi vào cơ thể người qua những vết đốt, gây nên bệnh Chagas.

cach-nhan-biet-va-so-cuu-khi-bi-6-loai-con-trung-nguy-hiem-nhat-vao-mua-he-can

Da nơi vết đốt bị phù nề do viêm. Sau 5 - 20 ngày (thời gian ủ bệnh), ký sinh trùng theo đường máu phát tán khắp cơ thể với biểu hiện sốt cao từ 38 - 40 độ C. Kèm theo các dấu hiệu như phù mặt, chân, tay, và đôi khi gây viêm cơ tim cấp. Khi trở thành mãn tính, bệnh có thể gây nghẽn mạch máu dẫn đến tử vong.

Nếu không may bị bọ xít hút máu cắn, tuyệt đối không gãi nhất là ngay vết cắn vì có thể gây nhiễm trùng. Hãy rửa ngay vết cắn với nước sạch và xà phòng, sau đó dùng thuốc sát trùng vết cắn. Có thể dùng thuốc kháng viêm, kháng dị ứng, giảm đau. Nếu trở nặng thì hãy đến các hiệu thuốc hoặc sơ sở y tế để được kê đơn kháng sinh hoặc thực hiện các điều trị chuyên sâu khác.

3. Rệp giường

Rệp giường có hình bầu dục, phẳng và dài khoảng 6.35 mm. Rệp giường không có cánh nhưng có thể bật cao nhờ vào sức mạnh đôi chân và thường sống trên giường, nệm, chăn.

cach-nhan-biet-va-so-cuu-khi-bi-6-loai-con-trung-nguy-hiem-nhat-vao-mua-he-can

Loài rệp giường này chỉ thường hoạt động vào ban đêm lúc bạn đã say giấc và sẽ cắn bạn mà bạn không hay biết. Vết cắn sẽ xuất hiện như một đường dọc trên cơ thể. Tuy nhiên, một số người sẽ không có phản ứng gì với vết cắn của rệp giường. Trong khi đó, một số khác sẽ thấy xuất hiện vết sưng đỏ sau vài ngày hoặc vài tuần khi bị cắn bởi loại côn trùng mùa hè nguy hiểm này.

Khi bị rệp giường cắn, cần rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước xà phòng để làm sạch và phòng tránh nhiễm khuẩn tại chỗ. Khi triệu chứng ngứa nhiều, dai dẳng có thể sử dụng kem có chứa corticoid với hàm lượng thấp để bôi tại vết rệp giường cắn. Tuyệt đối không gãi hoặc chà xát mạnh, tránh làm tổn thương lan rộng.

4. Kiến ba khoang

Kiến thường có mặt trong nhà ngay cả không phải trong mùa hè. Khi xuất hiện trong nhà, kiến ít nhiều làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và có thể gây hại cho con người. Đặc biệt, trong số tất cả các loại kiến thường thấy mùa hè, vết cắn của kiến ba khoang là nguy hiểm nhất.

Trong thân kiến có chất Pederine (C24H43O9N) khiến vết cắn chuyển sang màu đỏ, có thể gây cháy, bỏng da hoặc sưng lên và tụ mủ, viêm da… Triệu chứng thường xuất hiện sau khi tiếp xúc độc tố từ 12 - 36 giờ. Nếu không chữa trị, tình trạng viêm sẽ tiến triển sang loét, khi đó những tổn thương này sẽ có hình dạng là đường thẳng dài, hay hình chữ Y… tùy theo cách ta giết chúng.

cach-nhan-biet-va-so-cuu-khi-bi-6-loai-con-trung-nguy-hiem-nhat-vao-mua-he-can

Lưu ý, không nên đập kiến trên da vì sẽ khiến vùng bị thương lan nhanh và rộng. Hơn nữa, độc tố này khi tiếp xúc với da sẽ cộng sinh dính da vào khiến mức độ tổn thương tăng cao.

Hãy xử lý vết thương ngay sau khi bị kiến ba khoang cắn bằng cồn 70 độ, betadine. Nếu không có 2 loại này có thể sử dụng xà phòng thay thế, nên rửa nhiều lần để trung hòa độc tố. Nếu có các triệu chứng sốt nhẹ, nổi hạch, viêm lan rộng, đau đớn… thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.

5. Bọ chét

Bọ chét là kẻ thù không đội trời chung của mèo và chó và thường phát triển mạnh hơn vào mùa hè. Những người nuôi 2 loại thú cưng này cũng có nguy cơ cao bị bọ chét cắn dù chỉ nuôi thú cưng ở trong nhà.

cach-nhan-biet-va-so-cuu-khi-bi-6-loai-con-trung-nguy-hiem-nhat-vao-mua-he-can

Ảnh minh họa

Bạn sẽ thấy những vết sưng nhỏ màu đỏ nếu bị bọ chét cắn. Bọ chét thường bám vào 3 chỗ trên cơ thể, thường là trên bàn chân và hai bên mắt cá chân của bạn.

Ngứa là triệu chứng chính khi bị bọ chét cắn, bạn thậm chí có thể bị khó thở. Vết nhiễm trùng có thể bị sưng và tích tụ mủ.

Lưu ý, bạn không nên làm xước vết bọ chét cắn và sử dụng thuốc uống kháng histamin hoặc thuốc bôi có thể giúp giảm ngứa và phản ứng dị ứng.

6. Ong

Vào mùa hè, số người bị ong đốt tăng lên vì mùa hè là mùa của nhiều loại trái cây như dứa, nhãn, vải, chôm chôm… Thông thường, ong đốt không gây nguy hiểm, nhưng nếu vết đốt nhiều hoặc bị đốt ở các vị trí như đầu, mặt, cổ thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

cach-nhan-biet-va-so-cuu-khi-bi-6-loai-con-trung-nguy-hiem-nhat-vao-mua-he-can

Một số loài ong gây nhiễm độc là ong vò vẽ, ong mật, ong bắp cày và một số loài ong nguy hiểm khác chưa rõ nguồn gốc ở các vùng rừng núi. Khi bị ong chích, bạn có thể bị nổi mề đay, sưng đỏ xung quanh vị trí ong chích hoặc nặng hơn có thể buồn nôn, tiêu chảy…

Điều đầu tiên cần nhớ khi bị ong chích là lấy kim ra ngay lập tức sau đó chườm đá để giảm viêm. Bạn có thể uống thuốc kháng histamin như diphenhydramine (Benadryl) ở dạng viên nén hoặc thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen hoặc tốt nhất là nhờ đến sự hỗ trợ từ bác sĩ.

Nguồn và ảnh: Kknews, Doctor Family, ETtoday

Theo GiaDinh